Thắng lợi của công tác chống buôn lậu: Nhìn từ 3 dấu ấn đậm nét
Linh kiện, phụ kiện thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đội lốt "Made in Vietnam” do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ, tháng 7/2019. Ảnh: T.Bình. |
1. Bảo vệ chủ quyền, thương hiệu “Việt Nam”
Thực tế không phải đợi đến năm 2019, cơ quan Hải quan và các bộ, ngành mới thực hiện việc chống gian lận, giả mạo xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp mà đã có sự chủ động đấu tranh quyết liệt từ nhiều năm qua.
Tuy nhiên, năm 2019, vấn đề trở nên nóng bỏng khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và một số nước lớn ngày càng căng thẳng. Mặt khác, Việt Nam đã và đang chịu tác động bởi các Hiệp định Thương mai tự do (FTA), do đó hàng hóa từ các nước bị áp thuế suất cao có khả năng tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo hợp thức hóa xuất xứ Việt Nam sau đó xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản… để lẩn tránh mức thuế suất cao do các nước này áp dụng.
Hành vi này dẫn đến nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp ở mức rất cao, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Việt Nam, mất uy tín trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường này nếu bị nước nhập khẩu phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trước diễn biến phức tạp nêu trên, cơ quan Hải quan đã chủ động phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ các nhà sản xuất Việt Nam, thu hút dịch chuyển luồng đầu tư vào Việt Nam sản xuất sản phẩm xuất khẩu đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam, nâng cao tính tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Vụ việc thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong năm 2019 liên quan đến nguy cơ gian lận ở “Kho nhôm tỷ USD” tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ năm 2015 đến 30/9/2019, Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu (địa chỉ trụ sở chính: KCN Mỹ Xuân B1 – Conac, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) nhập khẩu tổng lượng nhôm nguyên liệu là hơn 2,44 triệu tấn, xuất khẩu 400.000 tấn. Tính trung bình hàng năm công ty nhập khẩu 488.000 tấn/năm, trong khi đó xuất khẩu chỉ 80.000 tấn/năm.
Bất thường ở chỗ, sản lượng nhôm xuất khẩu của Công ty chỉ bằng 16,3% lượng nhập khẩu hàng năm và bằng 40% năng lực so với công suất thiết kế. Những dấu hiệu này đã được cơ quan Hải quan kịp thời nắm bắt và giám sát chặt chẽ.
Vụ việc khác cũng làm tốn không ít “giấy mực” của báo chí liên quan đến Công ty CP tập đoàn Asanzo. Ngày 28/10/2019, Tổng cục Hải quan tổ chức cuộc họp liên ngành với đại diện các bộ, ngành có liên quan: Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI)… Sau cuộc họp các đơn vị đã thống nhất với báo cáo của Tổng cục Hải quan về các dấu hiệu vi phạm của Công ty CP Tập đoàn Asanzo là: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Lừa dối người tiêu dùng; Giả mạo xuất xứ hàng hoá; Trốn thuế.
Ngoài 2 vụ việc nêu trên, năm 2019, cơ quan Hải quan còn kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vụ việc hàng hóa thành phẩm nước ngoài “đội lốt” Made in Vietnam nhằm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Cũng không thể không nhắc đến tinh thần quyết liệt của cơ quan Hải quan trong đấu tranh, xử lý với hàng hóa Trung Quốc có mang hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” vi phạm chủ quyền Việt Nam. Điển hình là vụ việc 2 ô tô Volkswagen Touareg có xuất xứ Trung Quốc, chứa bản đồ “đường lưỡi bò” được tạm nhập vào Việt Nam để tham dự Triển lãm ô tô Việt Nam 2019; vụ việc 7 ô tô du lịch (loại 5 chỗ) chở người các loại, hiệu Hanteng, xuất xứ Trung Quốc, mới 100%, có màn hình ứng dụng định vị dẫn đường có hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” vi phạm chủ quyền Việt Nam do Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ (Cục Hải quan Hải Phòng) phát hiện…
Công chức Hải quan TPHCM phối hợp với các lực lượng tham gia phá án, thực hiện kiểm đếm tang vật trong vụ bắt giữ 500 kg ma túy, ngày 11/5/2019. Ảnh: Thu Hòa. |
2. Triệt phá các đại án ma túy
Năm 2019, tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy xuyên quốc gia từ nước ngoài vào Việt Nam tiêu thụ và trung chuyển đi nước thứ ba tiếp tục diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến biên giới, cửa khẩu. Việt Nam được xác định là địa bàn mua bán, vận chuyển ma túy từ các trung tâm ở “Tam giác vàng”, “Trăng lưỡi liềm” ở châu Á và Nam Mỹ. Tội phạm ma tuý trong và ngoài nước câu kết chặt chẽ hình thành các đường dây, tổ chức tội phạm với tính chất, phương thức, thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh và manh động. Tội phạm ma túy trang bị nhiều phương tiện liên lạc hiện đại, vận chuyển ma tuý bằng nhiều loại phương tiện và sẵn sàng dùng vũ khí “nóng” chống trả khi bị phát hiện, bắt giữ.
Đáng chú ý, nổi lên là các đối tượng người Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Lào móc nối với các đối tượng ở trong nước để thực hiện các hành vi mua bán, vận chuyển qua biên giới thông qua các đường mòn, lối mở, qua hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh để cất giấu các chất ma túy từ Lào, Campuchia và từ châu Mỹ, châu Phi vào Việt Nam…
Trong năm, lực lượng Hải quan đã tham gia triệt phá hàng trăm vụ, tang vật thu giữ kỷ lục hàng tấn ma túy các loại, trong đó có không ít đại án số lượng tang vật lên đến hàng trăm kg ma túy.
Điển hình như: Ngày 20/3, lực lượng của Hải quan tham gia phá án thành công, bắt giữ 300 kg ma túy đá (tại TPHCM), đồng thời rà soát nhanh và xác định lô hàng 276 kg ma túy đá đã đi khỏi Việt Nam, và thống nhất trong ban chuyên án cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng Philippines bắt giữ kịp thời.
Tiếp đó, ngày 11/5, Cục Hải quan TPHCM và C04 đồng chủ trì, phối hợp với Đội 6 (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan), các đơn vị chức năng phát hiện bắt giữ hơn 500kg Ketamine tại huyện Bình Chánh (TPHCM).
Vụ việc khác liên quan đến mở rộng Chuyên án 719 ngày 12/7/2019 của Bộ Công an, Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Hải Phòng) phối hợp với các lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển bắt giữ 3 đối tượng, thu giữ 80 bánh heroin ngày 18/9/2019, tại Nam Định. Đây là vụ án ma túy lớn nhất từ trước đến nay do Hải quan Hải Phòng tham gia triệt phá…
Và gần đây nhất, ngày 3/11/2019, Ban chuyên án gồm: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04)- Bộ Công an và Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã phối hợp phá thành công, thu giữ 446 bánh heroin, bắt giữ 2 đối tượng, chặn đứng đường dây mua bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam và xuất đi Đài Loan do nhóm đối tượng người Đài Loan (Trung Quốc) cầm đầu.
Sừng tê giác do lực lượng Hải quan bắt giữ tại sân bay quốc tế Nội Bài, tháng 4/2019. Ảnh: T.Bình. |
3. Ngăn chặn có hiệu quả tội phạm buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia
Dấu ấn nổi bật thứ ba liên quan đến công tác chống buôn lậu của ngành Hải quan năm 2019 là việc phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vi phạm liên quan đến buôn bán động vật, sản phẩm động vật hoang dã xuyên quốc gia như sừng tê giác, ngà voi, vảy tê tê…
Điển hình, ngày 25/3/2019, Cục Điều tra chống buôn lậu chủ trì bắt giữ hơn 8 tấn vảy tê tê cất giấu trong các bao hạt muồng tại khu vực cảng Hải Phòng. Tiếp đó, ngày 26/3, Cục Hải quan Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ hơn 9 tấn ngà voi vận chuyển từ châu Phi về cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
Theo nhận định của TS. Đặng Tất Thế, Trưởng phòng Hệ thống học phân tử và Di truyền bảo tồn (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), từ trước đến nay tại Việt Nam chưa từng ghi nhận vụ bắt giữ ngà voi nào có trọng lượng hơn 9 tấn trở lên như vụ việc tại Đà Nẵng và vụ bắt giữ hơn 8 tấn vảy tê tê tại cảng Hải Phòng.
“Thậm chí từ trước đến nay trên thế giới cũng chưa ghi nhận một vụ bắt giữ ngà voi nào có trọng lượng tang vật nhiều như vậy”- TS. Đặng Tất Thế nói thêm.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Chống buôn lậu thuốc lá trong bối cảnh tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt
20:44 | 19/11/2024 An ninh XNK
Chống buôn lậu, gian lận xuất xứ trong thực thi các FTA
10:29 | 15/11/2024 An ninh XNK
Hải quan TPHCM bác bỏ trị giá khai báo trên 8.000 lô hàng nhập khẩu
18:36 | 25/11/2024 An ninh XNK
Tạo sự chuyển biến trong chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến
13:41 | 25/11/2024 An ninh XNK
Tây Ninh: Xử phạt 2 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kê khai sai thuế
09:53 | 25/11/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Ngãi phối hợp xác minh ma túy trôi dạt vào bờ biển
20:19 | 24/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
16:10 | 24/11/2024 An ninh XNK
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”
10:32 | 24/11/2024 An ninh XNK
Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử
10:23 | 24/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
11:46 | 23/11/2024 An ninh XNK
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
08:16 | 23/11/2024 An ninh XNK
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
20:15 | 22/11/2024 An ninh XNK
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
08:16 | 22/11/2024 An ninh XNK
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam
19:33 | 21/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tháo gỡ vướng mắc thực hiện gỡ thẻ vàng IUU
Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp khó
Nhu cầu di chuyển dịp Tết tăng vọt: Vé tàu, xe và máy bay có đủ đáp ứng?
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics