Bài 6: Miễn, giảm thuế TNCN cho nhà khoa học: Động lực chiến lược thúc đẩy đổi mới sáng tạo
![]() |
TS Trần Trung Kiên, Giám đốc chương trình đào tạo thuế, Khoa Tài chính công (Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh). |
Dự thảo Luật Thuế TNCN đang đề xuất miễn thuế và giảm thuế có thời hạn đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của nhà khoa học nhận được từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển… Ông đánh giá thế nào về tính hợp lý và cần thiết của đề xuất này?
Theo quan điểm cá nhân tôi, việc đề xuất miễn, giảm thuế TNCN cho nhà khoa học hoạt động trong các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) là một chính sách hợp lý và cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Đây là bước đi thể hiện sự chủ động của Nhà nước trong việc thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, nhất là khi Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế tri thức.
Đối với miễn thuế có thời hạn, không chỉ là động lực tài chính mà còn là một thông điệp chính sách tích cực nhằm thu hút và giữ chân nhân lực chất lượng cao trong nước và cả Việt kiều trở về đóng góp.
Song, tôi cho rằng việc hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các tiêu chí là rất cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và nhất quán trong quá trình triển khai.
Tuy nhiên, các tiêu chí cũng nên có sự linh hoạt phù hợp với thực tiễn đổi mới sáng tạo vốn rất năng động. Đặc biệt, cần kết hợp giữa quy định pháp lý và cơ chế đánh giá từ các hội đồng chuyên môn có uy tín để xác định đúng đối tượng được hưởng chính sách.
Việc miễn, giảm thuế cho nhóm nhà khoa học thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sử dụng NSNN có thể tạo ra sự chênh lệch chính sách với các nhóm lao động chất lượng cao khác. Ở góc độ chuyên gia, ông nhìn nhận thế nào về tính công bằng trong thiết kế chính sách này?
Đây là chính sách có tính mục tiêu rõ ràng, hướng đến một nhóm có vai trò đặc biệt trong phát triển công nghệ và kinh tế tri thức.
Để đảm bảo công bằng tương đối, từ chính sách này, Nhà nước có thể xem xét mở rộng phạm vi áp dụng theo lộ trình cho các nhóm lao động chất lượng cao khác trong các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, chuyển đổi số...
Đồng thời, cơ quan thuế cần truyền thông tốt để xã hội hiểu đây là chính sách có tính ưu tiên chiến lược, chứ không mang tính phân biệt.
![]() |
Dự thảo bắt đầu có những chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế rõ ràng, bám sát định hướng phát triển kinh tế tri thức. |
Để đảm bảo chính sách miễn thuế được thực thi hiệu quả và đúng đối tượng, Nhà nước cần thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế, các Bộ liên quan trong việc xác nhận đối tượng. Cùng với đó, xây dựng cơ sở dữ liệu số về nhà khoa học và doanh nghiệp sáng tạo được xác thực.
Bên cạnh đó, việc hậu kiểm định kỳ và áp dụng chế tài nghiêm minh là cần thiết nhằm ngăn ngừa lợi dụng, bảo vệ tính minh bạch và công bằng của chính sách.
So với thông lệ quốc tế, đề xuất này tại dự thảo Luật Thuế TNCN (thay thế) có điểm gì đáng chú ý? Chúng ta có thể học hỏi gì để hoàn thiện chính sách, thưa ông?
Ở nhiều quốc gia phát triển ở Châu Á như Hàn Quốc hay Singapore, miễn, giảm thuế cho nhân lực khoa học – công nghệ đã là một phần trong chiến lược thu hút nhân tài và phát triển công nghệ.
Điểm đáng chú ý trong dự thảo lần này là Việt Nam đã bắt đầu có những chính sách miễn, giảm thuế, ưu đãi thuế rõ ràng, bám sát định hướng phát triển kinh tế tri thức.
Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng Việt Nam có thể học hỏi thêm ở cách các nước kết nối chính sách thuế với hệ sinh thái tài trợ R&D, bảo vệ sở hữu trí tuệ và các quỹ đầu tư mạo hiểm, từ đó tạo nên một môi trường toàn diện và bền vững cho đổi mới sáng tạo.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan

Hải quan tổ chức hội thảo về xuất xứ hàng hoá
12:09 | 26/07/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu quốc tế Xa Mát: Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu
10:12 | 26/07/2025 Hải quan

Doanh nghiệp Việt trên hành trình xây dựng thương hiệu toàn cầu
17:58 | 25/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Bài 5: Thu thuế tài sản số - Bước đi cần thiết để quản lý minh bạch và chống thất thu ngân sách
08:00 | 26/07/2025 Thuế

Hải quan công khai đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của cá nhân, tổ chức
09:49 | 25/07/2025 Diễn đàn

Bài 4: PGS.TS Lê Xuân Trường: Cải cách thuế thu nhập cá nhân để công bằng hơn, hiện đại hơn
08:00 | 25/07/2025 Diễn đàn

Bài 3: Đổi mới quy trình khấu trừ và quyết toán, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế
15:16 | 23/07/2025 Diễn đàn

Bài 4: Sau sáp nhập, Thuế tỉnh Khánh Hòa vận hành thông suốt, đảm bảo hiệu lực hiệu quả
09:45 | 23/07/2025 Diễn đàn

Nâng mức giảm trừ gia cảnh là cần thiết và đúng thời điểm
09:32 | 22/07/2025 Diễn đàn

Bài 3: Thuế TP. Hà Nội: "Hàng thẳng, lối thông" sẵn sàng hỗ trợ người nộp thuế
09:04 | 22/07/2025 Diễn đàn

Bài 1: Cải cách toàn diện thuế TNCN: Đảm bảo công bằng, bao quát đầy đủ nguồn thu
09:04 | 21/07/2025 Diễn đàn

Hoàn thiện khung pháp lý quản lý thuế trong chuyển đổi số và kinh tế số
08:00 | 21/07/2025 Diễn đàn

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai sắp xếp bộ máy ngành Thuế
08:00 | 21/07/2025 Diễn đàn
Tin mới

Tháo gỡ vướng mắc kéo dài cho doanh nghiệp nông sản

Logistics vùng - đòn bẩy để nông sản Việt vươn ra toàn cầu

Phân khúc đất nền “hạ nhiệt”, bước vào giai đoạn thận trọng

Đề xuất tăng mức phạt đối với các thủ đoạn sản xuất hàng giả mới

Thị trường EU - “Vùng trú ẩn” của tôm xuất khẩu giữa biến động thuế quan

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên
09:09 | 25/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ
15:00 | 22/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII
09:17 | 22/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics