Thận trọng với các khoản vay rủi ro cao
![]() |
Hệ số rủi ro cao làm tăng giá vốn cho vay, nên các ngân hàng sẽ phải cân nhắc hơn trong việc cho vay Ảnh: ST |
Lộ trình “dễ thở”
Nhiều ý kiến cho rằng việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ tác động tới doanh nghiệp bất động sản do đặc thù các dự án của lĩnh vực này chủ yếu là dài hạn. So với các lĩnh vực rủi ro khác, tín dụng bất động sản cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ của nền kinh tế.
Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán BVSC cho rằng lộ trình giảm vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ mức 40% hiện nay xuống 30% trải dài trong 3 năm là dài hơn so với kỳ vọng ban đầu của thị trường (1-2 năm). Việc kéo giãn thời gian dài hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực thi mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất huy động các kỳ hạn trung và dài tại các ngân hàng nhỏ vốn thường gặp khó khăn về thanh khoản.
Công ty Chứng khoán SSI cũng cho biết, tính đến tháng 9/2019, 12 ngân hàng đã niêm yết duy trì tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn trung bình ở mức 31%. Trong đó, nhiều ngân hàng có tỷ lệ này dưới 30%. Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn còn tỷ lệ này cao hơn 35% bao gồm Techcombank, LienVietPostBank... Số liệu của NHNN cũng cho thấy, tính đến cuối tháng 8/2019, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của toàn hệ thống ở mức 27,61% (dưới mức 30% theo lộ trình). Điều này cho thấy, xét trên toàn hệ thống, mục tiêu giảm tỷ lệ này về mức 30% trong 3 năm tới không phải là áp lực quá lớn. Tuy nhiên, vẫn sẽ có khó khăn cục bộ tại một số ngân hàng.
Các chuyên gia đánh giá, việc hạn chế dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn sẽ giúp thị trường vốn phát triển, khuyến khích DN gọi vốn từ thị trường chứng khoán. Qua đó khắc phục tình trạng mất cân bằng trong hệ thống tài chính, bởi hiện hệ thống ngân hàng vẫn đang phải gồng gánh vai trò chính trong việc cung ứng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, trong khi lẽ ra việc này do thị trường vốn đảm nhiệm.
Thúc đẩy lành mạnh hoá thị trường bất động sản
Hiện, NHNN đã phê duyệt cho 14 ngân hàng thương mại cho phép áp dụng tiêu chuẩn Basel II trong hoạt động kinh doanh theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, bao gồm Vietcombank, ACB, MBBank, Techcombank, VPBank, HDBank, TPBank, SeABank, MSB, VietCapital Bank, OCB, VIB, Shinhan Bank và Vietbank. Các ngân hàng khác như BIDV đã xác nhận sẽ bắt đầu áp dụng Basel II kể từ năm 2020 sau đợt phát hành nâng vốn thành công gần đây. Theo SSI, 15 ngân hàng này chiếm khoảng 45% tổng thị phần tín dụng tính đến tháng 9/2019, sẽ tuân thủ theo Thông tư 41/2016 về cách tính CAR thay vì Thông tư 22.
Tính đến tháng 9/2019, tỷ lệ CAR theo Basel II của nhiều ngân hàng niêm yết cao hơn mức yêu cầu tối thiểu là 8%, nhờ các hoạt động huy động vốn trong hai năm qua trong bối cảnh lợi nhuận cao. Do đó, SSI cho rằng Thông tư 22 sẽ không tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay mua nhà tại các ngân hàng niêm yết này. Thay vào đó, một số ngân hàng niêm yết có vốn tự có lớn như Techcombank có thể giành nhiều thị phần cho vay mua nhà từ các ngân hàng vốn cấp 3 yếu hơn trong những năm tới.
Đối với các DN bất động sản, chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực cho hay, DN bất động sản hiện nay đã có rất nhiều nguồn vốn khác ngoài vốn ngân hàng như FDI, vốn tư nhân, phát hành trái phiếu… Thời gian qua, NHNN có đưa ra một số cảnh bảo đối với việc phát hành trái phiếu DN bất động sản, nhưng đây cũng là việc bình thường. Vì việc phát hành trái phiếu của DN bất động sản thời gian qua có phần hơi “nóng” và không theo mặt bằng chung của thị trường. “Định hướng của Nhà nước là khuyến khích thị trường trái phiếu phát triển, nhưng phải trật tự, lành mạnh chứ không thể mạnh ai nấy làm. Bởi nếu không thì sẽ lặp lại câu chuyện tương tự như các condotel thời gian qua” – ông Lực nhấn mạnh.
Theo đó, việc phát triển thị trường trái phiếu cần phải có 3 điều kiện. Thứ nhất, phải minh bạch thông tin để nhà đầu tư đánh giá được rủi ro, cũng như lợi nhuận có khả thi hay không. Thứ hai, phải có cơ quan quản lý kiểm soát và giám sát. Quy định hiện nay đang cho phép Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý việc này, điều này là không khả thi và thiếu chuyên môn, thay vào đó nên giao cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Thứ ba, mặt bằng lãi suất phải hợp lý. “Đồng ý là trái phiếu DN rủi ro hơn so với ngân hàng cho vay thương mại thông thường, nhưng lãi suất không thể ở mức gấp đôi lãi suất tiết kiệm được, bởi vì như thế nó sẽ phá vỡ mặt bằng lãi suất” – ông Cấn Văn Lực đánh giá.
Trong báo cáo gửi Quốc hội, NHNN cho biết, tính đến hết tháng 8/2019, tín dụng đối với bất động sản tăng gần 15% so với cuối năm 2018 và chiếm trên 19% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, tương đương khoảng gần 1,5 triệu tỷ đồng. Tăng trưởng của tín dụng bất động sản thậm chí còn cao hơn mức tăng chung của tín dụng, chỉ 10%. Những con số này cho thấy, tín dụng chảy vào bất động vẫn tăng khá mạnh, bất chấp những khuyến cáo cũng như thông điệp của NHNN về việc siết chặt tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, BOT… Chính vì vậy, việc áp dụng hệ số rủi ro 200% đối với vay kinh doanh bất động sản và 120% đối với vay cá nhân có dư nợ trên 4 tỷ đồng trở lên kể từ năm 2020 là điều cần thiết. Bởi điều này sẽ hạn chế khả năng vốn tín dụng chảy vào bất động sản và nâng giá vốn cho vay khiến các ngân hàng phải cân nhắc trước khi duyệt khoản vay.
Trong khi đó, việc tiếp cận vốn tín dụng đối với những người có nhu cầu mua nhà để ở, sửa chữa nhà sẽ trở nên dễ dàng khi hệ số rủi ro chỉ ở mức 50%, trong khi trước đây là 150%. Hệ số rủi ro cao chỉ áp dụng cho các khoản vay kinh doanh bất động sản. Điều này sẽ giúp thúc đẩy thị trường nhà ở đồng thời ngăn chặn được những "cơn sốt" đất.
Thông tư 22/2019/TT-NHNN thay thế Thông tư 36/2014 (và các Thông tư sửa đổi liên quan), quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Thông tư quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn lần lượt như sau: từ 1/1/2020 đến 30/9/2020 là 40%; từ 1/10/2020 đến 30/9/2021 là 37%; từ 1/10/2021 - 30/9/2022 là 34% và kể từ 1/10/2022 trở đi là 30%.
Bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Thông tư 22 cũng quy định về hệ số rủi ro của cho vay bất động sản. Cụ thể, các khoản vay kinh doanh bất động sản sẽ có hệ số rủi ro tới 200%; các khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống có giá trị trên 4 tỷ đồng có hệ số rủi ro là 120% (tính đến hết năm 2020) và 150% kể từ ngày 1/1/2021. Riêng các khoản vay mua nhà ở xã hội, nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ và khoản vay mua nhà có dư nợ dưới 1,5 tỷ đồng được áp dụng hệ số rủi ro là 50%.
Tin liên quan

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%
09:18 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp kinh doanh vàng phải niêm yết giấy phép kinh doanh
20:33 | 19/05/2025 Tiêu dùng

Ngân hàng Nhà nước siết quản lý thị trường vàng tại TP. Hồ Chí Minh
18:49 | 15/05/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Công bố lãnh đạo chủ chốt của Thuế tỉnh Phú Thọ

6 tháng đầu năm, Thái Nguyên thu ngân sách đạt 11.062 tỷ đồng

Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng

Hướng dẫn cập nhật, thay đổi thông tin đăng ký thuế qua eTax Mobile

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

OCOP Việt: Hành trình vươn ra thế giới

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"

Giải bài toán giá nhà leo thang với loại hình bất động sản mới "Livehouse"

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam
