Tạo sức bật cho xuất khẩu gia cầm
![]() |
Sản phẩm gia cầm của Việt Nam còn nhiều cơ hội để thúc đẩy XK. Ảnh: N.Thanh. |
Dư địa mênh mông
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT): Những năm gần đây, XK giống và sản phẩm gia cầm ghi nhận những tín hiệu khá tích cực với giá trị XK tăng trưởng liên tục. Cụ thể, năm 2016, kim ngạch XK đạt trên 3,05 triệu USD; năm 2017 đạt trên 5,58 triệu USD và năm 2018 đạt tới trên 18,43 triệu USD. 3 tháng đầu năm nay, XK giống gia cầm và sản phẩm gia cầm đạt trên 3 triệu USD.
Xét cụ thể về mặt hàng, trong giai đoạn 2016-2018, giống gia cầm XK từ 1,25-1,5 triệu con. Đối với sản phẩm gia cầm đã qua chế biến XK, trứng vịt muối duy trì mỗi năm khoảng từ 10-15 triệu quả. Thịt gà qua chế biến bắt đầu XK từ tháng 9/2017 và năm 2018 đã đạt gần 8 nghìn tấn. Ngoài ra, Việt Nam còn XK trứng chim cút đóng hộp, gà ác tiềm, lòng đỏ trứng vịt muối, trứng vịt muối luộc và bột trứng...
Theo TS. Nguyễn Thanh Sơn-Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam: Việc Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), điển hình là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sẽ là cơ hội lớn để ngành chăn nuôi mở rộng thị trường XK thịt, trứng gia cầm. Dư địa mở rộng quy mô và tăng năng suất ngành hàng vẫn còn nhiều.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Toản-quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) phân tích: Dựa trên lợi thế so sánh về ưu thế sản xuất, lợi thế về thương mại (có FTA, cự ly vận chuyển gần…), ngành thịt gia cầm của Việt Nam có thể xác định các thị trường quốc tế mục tiêu là: Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines. Bên cạnh đó, các thị trường tiềm năng là: Ả Rập Xê Út, Nam Phi... Đối với sản phẩm trứng gia cầm, Việt Nam cần tập trung cho thị trường truyền thống là các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. "Cần chia phân khúc khi xác định thị trường mục tiêu cho sản xuất và kinh doanh sản phẩm gia cầm. Cụ thể, gia cầm ngoài gà (vịt, ngan, ngỗng) là nhóm sản phẩm chưa bị cạnh tranh bởi hàng NK, là thế mạnh của sản xuất trong nước. Đối với phân khúc còn lại, cần phân loại sản phẩm để hướng tới các đối tượng tiêu dùng khác nhau. Cụ thể, các sản phẩm như ức gà, lườn gà hướng tới XK vì người tiêu dùng các nước ưa chuộng nên có giá cả rất cao; thịt đùi, cánh gà hướng tới người tiêu dùng trong nước", ông Toản nói.
Chú trọng chăn nuôi an toàn sinh học
Trên thực tế dù đã có những bước phát triển nhất định và cơ hội rộng mở ở cả thị trường nội địa lẫn XK song hiện tại chăn nuôi gia cầm Việt Nam vẫn tồn tại không ít bất cập. Điển hình như ngành chăn nuôi gia cầm chưa có hệ thống đồng bộ quản lý nhà nước về giống vật nuôi từ Trung ương đến địa phương. Năng suất chất lượng con giống trong sản xuất chăn nuôi hiện nay còn hạn chế. Chất lượng giống của một số cơ sở giống không đảm bảo chất lượng. Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản xuất với giết mổ, chế biến với thị trường...
Chia sẻ thực tế câu chuyện thúc đẩy XK sản phẩm gia cầm, ông Phạm Văn Đông-Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho hay: Đối với chuỗi thịt gà chế biến, để vào được thị trường Nhật Bản, Cục Thú y đã phải mất 2 năm đàm phán với Cục Thú y Nhật Bản, Cục An toàn Y tế Nhật Bản. Cục Thú y đã cung cấp các kết quả giám sát dịch cúm gia cầm, các vi sinh vật gây hại, chất tồn dư độc hại… theo chuỗi khép kín từ sản xuất thức ăn đến khâu giết mổ. Đáng chú ý, dù đã được cấp phép XK vào thị trường này nhưng quy trình kiểm soát chất lượng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, từng lô hàng khi cập cảng đều phải được lưu lại ở cảng để cơ quan thú y Nhật Bản tổ chức lấy mẫu kiểm tra các loại mầm bệnh, các chỉ tiêu về tồn dư kháng sinh… Khi sản phẩm đạt yêu cầu thì mới được phép đưa vào tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản. "Để có thể XK được các sản phẩm gia cầm, việc kiểm soát tốt dịch cúm gia cầm và xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh là hết sức quan trọng. Ngoài ra, cần tổ chức kiểm soát các vi sinh vật khác, loại bỏ các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm để đảm bảo yêu cầu NK của các nước, đặc biệt là các nước yêu cầu cao như Nhật Bản, Singapore", ông Đông nhấn mạnh.
Đứng từ góc độ DN, ông Nguyễn Quang Hiếu-Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH De Heus (DN đang XK thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản) cũng cho rằng, muốn đẩy mạnh XK trong tương lai, đầu tiên phải xây dựng được các vùng an toàn dịch bệnh và có các cơ chế phù hợp để bảo vệ những trang trại chăn nuôi, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn đối với những nhà NK của các nước.
Xung quanh câu chuyện thúc đẩy sản xuất, XK sản phẩm gia cầm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu rõ: Thúc đẩy sản xuất gia cầm phải theo quy hoạch, không phát triển tràn lan; chú trọng chăn nuôi an toàn sinh học, tránh để phát sinh dịch bệnh trên gia cầm. Với từng quy mô ngành hàng phải định dạng được thị trường tránh cung vượt cầu. "Để chiếm lĩnh được thị trường XK, cần phát triển các chuỗi sản xuất khép kín, hướng đến các mô hình trang trại thay vì nông hộ như hiện nay; phát triển các sản phẩm chế biến nhằm tránh các rào cản đối với các quốc gia có hàng rào kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm cao; tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn, có chứng nhận chất lượng; tạo điều kiện cho các DN đã có sản phẩm gia cầm đi các thị trường thế giới mở rộng quy mô sản xuất, phát triển sản phẩm", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT): Năm 2018, số lượng đàn gia cầm cả nước đạt 409 triệu con, trong đó có 317 triệu con gà (chiếm 77,5%); 92 triệu con thủy cầm (chiếm 22,5%). Trong tổng đàn gà thì gà thịt chiếm 77,6%, gà đẻ chiếm 22,4%. Sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,1 triệu tấn, trong đó, thịt gà gần 840.000 tấn, chiếm 76,5%, thịt thủy cầm gần 258.000 tấn, chiếm 23,5%. Sản lượng trứng đạt trên 11,6 tỷ quả, trong đó trứng gà chiếm 60%, trứng thủy cầm chiếm 40%. |
Tin liên quan

Sức bật của ngành bảo hiểm trong năm 2024
08:12 | 26/01/2025 Tài chính

Vai trò hợp tác Hải quan ASEAN trong hội nhập kinh tế
09:32 | 28/05/2024 Hải quan

Nâng cao hiệu quả hội nhập bằng công cụ phòng vệ thương mại
09:06 | 03/01/2023 Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh
13:16 | 06/07/2025 Xu hướng

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam
17:30 | 05/07/2025 Xu hướng

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể
14:15 | 05/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
11:05 | 05/07/2025 Xu hướng

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam
08:34 | 04/07/2025 Xu hướng

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm
16:29 | 02/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

Thị trường chứng khoán được cải thiện nhờ nền kinh tế dần hồi phục

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Top 5 địa phương tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025 cao nhất sau sáp nhập

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025
Lý giải nguyên nhân giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục
