Facebook Twitter youtube Tiktok

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Giai đoạn 2020-2025, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18-25%/năm, dự kiến đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Với nền tảng đó, TMĐT Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, đạt quy mô 30 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa.
Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam
Giai đoạn 2020 - 2025, TMĐT Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18-25%/năm, dự kiến đạt 30 tỷ USD vào năm 2025.

Hoàn thiện thể chế, hạ tầng số và logistics, tạo nền móng phát triển

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, giai đoạn 2021-2025, TMĐT Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào việc đầu tư bài bản về hạ tầng và khung pháp lý.

Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, đặc biệt là các nghị định liên quan đến TMĐT, ngoại thương, thị trường và các mô hình kinh doanh số.

Đáng chú ý, việc xây dựng Luật TMĐT và nghiên cứu sửa đổi Luật Thương mại đã đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; thúc đẩy tính minh bạch, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian số.

Song song với hoàn thiện thể chế, hạ tầng thương mại và logistics cũng được chú trọng đầu tư. Tính đến năm 2023, Việt Nam đã có hơn 30.000 kho bãi và 6 trung tâm logistics cấp quốc gia. Nhờ đó, chỉ số hiệu quả logistics của Việt Nam đã tăng 10 bậc, từ vị trí 53 lên vị trí 43.

Bên cạnh đó, hạ tầng số phục vụ TMĐT cũng được đẩy mạnh. Bộ Công Thương hiện cung cấp 267 dịch vụ công trực tuyến, trong đó 100% thủ tục hành chính được thực hiện ở mức độ 3 và 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, giúp doanh nghiệp TMĐT tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành.

Một yếu tố then chốt góp phần mở rộng không gian thị trường cho hàng hóa và dịch vụ TMĐT chính là việc Việt Nam tích cực ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong giai đoạn 2020 - 2025, Việt Nam đã ký thêm 4 FTA, nâng tổng số lên 17 hiệp định với 65 đối tác toàn cầu.

Nhiều FTA hiện hữu cũng được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp TMĐT nội địa tiếp cận thị trường quốc tế, gia tăng giá trị hàng hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cùng với đó, gần 1.000 đề án xúc tiến thương mại trên nền tảng số đã được triển khai, với tổng kinh phí hơn 800 tỷ đồng.

Thông qua hệ thống Thương vụ và Văn phòng Xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, nhiều doanh nghiệp và sàn TMĐT trong nước đã được hỗ trợ hiệu quả trong hoạt động kết nối thị trường và bán hàng xuyên biên giới.

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam
Việc đầu tư, nâng cấp các trung tâm dữ liệu lớn, nền tảng thanh toán điện tử và các sàn TMĐT xuyên biên giới cũng nằm trong lộ trình phát triển đến năm 2030. Đồ họa: TT

Hướng đến mục tiêu 30 tỷ USD vào năm 2030

Sự phát triển nhanh của TMĐT cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý thị trường và bảo vệ người tiêu dùng. Trong giai đoạn 2021 - 2025, gần 290.000 vụ việc đã được kiểm tra, trong đó gần 200.000 vụ vi phạm đã bị cơ quan chức năng xử lý.

Hoạt động kinh doanh đa cấp trên môi trường số được cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn các hành vi biến tướng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Cụ thể, Bộ Công Thương triển khai 55 vụ điều tra phòng vệ thương mại, áp dụng biện pháp với 32 vụ, trong đó có nhiều vụ phát sinh trên sàn TMĐT.

Ngoài ra, Việt Nam đối mặt với 286 vụ kiện phòng vệ thương mại từ 25 thị trường quốc tế, trong đó nhiều vụ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu qua nền tảng số. Để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó kịp thời, hệ thống cảnh báo sớm đã được Bộ Công Thương vận hành hiệu quả.

Đặc biệt, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) đã thẩm định hơn 800 hồ sơ và xử lý gần 100 vụ việc vi phạm cạnh tranh, bao gồm cả trong lĩnh vực TMĐT.

Để thực hiện các mục tiêu đến năm 2030, đạt quy mô 30 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa, Bộ Công Thương tập trung hoàn thiện Luật TMĐT; tiếp tục ban hành các chính sách liên quan đến quản lý dữ liệu, bảo vệ người tiêu dùng số, logistics và công nghệ thanh toán.

Bên cạnh đó, mở rộng hệ thống logistics phục vụ TMĐT, nâng cao năng lực kho vận, giao hàng nhanh và hiệu quả. Việc đầu tư, nâng cấp các trung tâm dữ liệu lớn, nền tảng thanh toán điện tử và các sàn giao dịch xuyên biên giới cũng nằm trong lộ trình phát triển.

Đồng thời, tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong toàn bộ chuỗi hoạt động, từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ hàng hóa trên nền tảng TMĐT.

Một nội dung quan trọng khác tiếp tục được chú trọng là phát triển doanh nghiệp nội địa. Theo định hướng, tập trung xây dựng các doanh nghiệp TMĐT lớn, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước tham gia sâu vào chuỗi giá trị, phân phối và logistics.

Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, hạ tầng và nguồn lực, TMĐT được kỳ vọng sẽ đóng vai trò trung tâm trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế số hàng đầu khu vực.

Thái Hằng

Tin liên quan

Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh yêu cầu lực lượng quản lý thị trường chủ động giám sát, theo dõi dấu hiệu vi phạm trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) và tăng cường kiểm tra đột xuất tại kho hàng, xưởng sản xuất, điểm livestream.
Hàng nhập được giải phóng theo quy định có được lưu thông ra thị trường?

Hàng nhập được giải phóng theo quy định có được lưu thông ra thị trường?

Đó là thắc mắc của Công ty TNHH Vòi chữa cháy Quảng Châu liên quan đến việc giải phóng hàng hóa NK.
TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics (TikiNow) - đơn vị vận hành dịch vụ giao hàng nhanh thuộc hệ sinh thái Tiki vừa bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) xử phạt 200 triệu đồng vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh. TikiNow bị xác định đã đưa thông tin gây nhầm lẫn về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút khách hàng của đơn vị khác.
Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái trên mạng ngày càng gia tăng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên đang áp dụng công nghệ số, AI và big data để truy vết, phát hiện và xử lý gian lận trên thương mại điện tử (TMĐT).
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh kênh tiêu thụ và tăng độ nhận diện sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn tạo áp lực để các chủ thể OCOP cải tiến bao bì, truy xuất nguồn gốc, định vị thương hiệu.
Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử  và kinh doanh trên nền tảng số

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh trên nền tảng số đang bùng nổ, mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế, ngành Thuế đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, góp phần bảo đảm công bằng, minh bạch trong thực thi nghĩa vụ với ngân sách của người nộp thuế.
Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg. Theo đó, Bộ Công Thương đặt trọng tâm vào phát triển thương mại điện tử (TMĐT) và chuyển đổi số, với hàng loạt hoạt động từ đào tạo, hỗ trợ kết nối nền tảng số đến mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất địa phương.
Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thái Nguyên đã và đang tận dụng ưu thế của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) để kết nối, tiêu thụ sản phẩm địa phương. Với hình thức bán hàng livestream, nhiều sản phẩm tiêu biểu của tỉnh đã đến được với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Theo quy định, từ ngày 1/7/2025, các sàn thương mại điện tử, nền tảng số (sàn TMĐT) phải thực hiện khấu trừ và nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Kế toán thuế Keytas, nghĩa vụ về xuất hóa đơn và trách nhiệm với các giao dịch quá khứ vẫn do người bán tự thực hiện.
Truy quét hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Luật hóa và áp dụng công nghệ

Truy quét hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Luật hóa và áp dụng công nghệ

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT), các hành vi vi phạm ngày càng khó phát hiện do lợi dụng đặc tính ẩn danh, khó truy vết và tốc độ lan truyền nhanh trên không gian mạng. Bối cảnh này buộc cơ quan chức năng phải thay đổi phương thức tiếp cận, kết hợp nghiệp vụ truyền thống và công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu giám sát, kiểm soát hành vi vi phạm.
Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa đồng ý đưa dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) vào Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) theo quy trình rút gọn. Với 6 nhóm chính sách và 4 mô hình kinh doanh, dự luật này được kỳ vọng sẽ lập lại kỷ cương, trật tự kinh doanh trên không gian số.
Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng

Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng

Cục Thuế cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay đã có 752.176 trường hợp là cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) đã nộp gần 1,5 nghìn tỷ đồng tiền thuế.
Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới

Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới

Trong giao dịch xuyên biên giới, trách nhiệm khai báo hải quan và sử dụng mã HS thuộc về chuyển phát nhanh hoặc đơn vị logistics. Người mua cá nhân, không có nghiệp vụ, có thể đề nghị cơ quan Hải quan xác định trước mã HS bằng cách cung cấp thông tin hàng hóa, hồ sơ.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Một cá nhân nợ thuế bị cưỡng chế trích tài khoản gần 1,7 tỷ đồng

Một cá nhân nợ thuế bị cưỡng chế trích tài khoản gần 1,7 tỷ đồng

Nợ gần 1,7 tỷ đồng tiền thuế, một cá nhân vừa bị cơ quan Hải quan cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước.
Lễ trao giải báo chí toàn quốc về ngành Tài chính lần thứ IX sẽ diễn ra chiều ngày 21/7

Lễ trao giải báo chí toàn quốc về ngành Tài chính lần thứ IX sẽ diễn ra chiều ngày 21/7

Chiều ngày 21/7/2025, Bộ Tài chính sẽ tổ chức Lễ trao giải cuộc thi “Giải báo chí toàn quốc về ngành Tài chính lần thứ IX năm 2025.
Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 6kg bạc không khai báo hải quan

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 6kg bạc không khai báo hải quan

Đối tượng Trung khai nhận 6 túi kim loại đó là bạc, Trung vận chuyển cho bố đẻ là Đoàn Mạnh Kiên (sinh năm 1981, ở cùng địa chỉ với Trung) hiện đang bán thuốc lá ở Đông Hưng (Trung Quốc).
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu ngân sách tăng 16,7%

Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu ngân sách tăng 16,7%

Theo Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai, từ đầu năm đến 15/7, tại đơn vị có 585 doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch đạt 723,54 triệu USD.
Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số

Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số

Da giày xuất khẩu tăng hai chữ số, đạt hơn 14 tỷ USD nửa đầu 2025.
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

Từ ngày 1/7/2025, ngành Hải quan đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của các Chi cục Hải quan khu vực để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
Phiên bản di động