Nâng cao hiệu quả hội nhập bằng công cụ phòng vệ thương mại
Làm gì để giảm thiểu tác động của biện pháp phòng vệ thương mại? | |
Hàng hoá Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng | |
Cần đẩy mạnh công tác đào tạo luật sư về phòng vệ thương mại |
Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương. |
Thưa ông, bối cảnh kinh tế thương mại thế giới đã tác động ra sao tới công tác PVTM của Việt Nam trong năm qua?
Năm 2022, công tác PVTM diễn ra trong bối cảnh tình hình xung đột thương mại, xung đột địa chính trị giữa một số nước diễn biến phức tạp, kéo theo xu thế bảo hộ thương mại tại nhiều nước tiếp tục duy trì. Trong khi đó, chi phí nhiều loại hàng hoá đầu vào, chi phí vận tải tăng cao và chính sách tài chính, tiền tệ của nhiều quốc gia có sự thay đổi để đáp ứng tình hình mới. Ngoài ra, thương mại quốc tế tiếp tục ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid-19, chuỗi cung ứng bị gián đoạn; lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết trong các FTA đưa mức thuế nhập khẩu ưu đãi xuống thấp, nhiều dòng thuế về mức 0%.
Trong bối cảnh đó một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục là đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM. Hoạt động của một số ngành sản xuất trong nước cũng có sự biến động dẫn đến việc cần xem xét khả năng sử dụng các biện pháp PVTM; các vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp PVTM đối với hàng hoá Việt Nam cũng gia tăng.
Nếu như trong giai đoạn 2005-2010 Việt Nam chỉ ghi nhận 25 vụ việc PVTM đối với hàng xuất khẩu thì trong giai đoạn 2016-2021, con số này đã tăng lên 109 vụ. Tính đến tháng 10/2022, đã có tổng cộng 224 vụ việc PVTM đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Riêng trong năm 2022, các nước đã tiến hành 16 vụ việc điều tra PVTM đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Với việc gia tăng các vụ việc PVTM đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như vậy, Cục PVTM đã có những hỗ trợ ra sao cho các DN?
Trong các vụ việc điều tra PVTM đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Cục PVTM đều chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, DN để xử lý hiệu quả. Nhờ đó, nhiều DN, mặt hàng xuất khẩu không bị áp thuế PVTM hoặc hưởng mức thuế thấp. Qua đó đã góp phần duy trì tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể, trong các vụ điều tra PVTM do nước ngoài khởi xướng, điều quan trọng là DN cần cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho cơ quan điều tra để được đánh giá, phân tích một cách công bằng. Nếu không làm tốt điều này, sẽ không có bằng chứng để bảo vệ các DN xuất khẩu. Khi đó biện pháp PVTM sẽ bị áp dụng và có thể bị áp dụng ở mức độ rất cao vì họ sẽ chỉ dựa trên chứng cứ, bằng chứng của nguyên đơn cung cấp. Do đó, Cục PVTM đã tích cực hỗ trợ các DN cung cấp thông tin, bằng chứng xác đáng nhất để thuyết phục phía cơ quan điều tra.
Tiêu biểu như vụ việc Hoa Kỳ rà soát thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với cá tra, cá basa và tôm của Việt Nam. Với sự tích cực tham gia cung cấp thông tin của các DN, đến nay đã có khoảng 10 DN cá tra, cá basa không bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Tương tự, mặt hàng tôm cũng có 31 DN không bị áp thuế. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vào Hoa Kỳ trong năm 2022 đã ghi nhận tăng trưởng cao.
Với sản phẩm mật ong, năm 2021 Hoa Kỳ tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với mật ong Việt Nam. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương, Hội nuôi ong và các DN xuất khẩu mật ong, trong kết luận chính thức mức thuế đã được giảm mạnh gần 7 lần. Mặc dù mức thuế hiện tại chưa phải là thấp nhưng cũng là tín hiệu tích cực và giúp xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ có sự phục hồi. Hy vọng trong những lần rà soát tới, với nỗ lực của DN thì mức thuế sẽ giảm dần.
Tương tự, trong các vụ việc như Mexico áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép mạ của Việt Nam, Philippines áp dụng thuế tự vệ với xi măng nhập khẩu và điều tra chống bán phá giá đối với xi măng từ Việt Nam, Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh đối với gỗ dán, tủ gỗ của Việt Nam… cũng có sự tham gia hỗ trợ DN rất lớn từ phía Cục PVTM. Hiện các vụ việc này vẫn đang chờ kết luận chính thức của các nước tiến hành điều tra.
Còn đối với thị trường trong nước, việc áp dụng biện pháp PVTM đối với hàng nhập khẩu đã được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Đến nay, Việt Nam đã tiến hành điều tra 25 vụ việc PVTM đối với hàng hoá nhập khẩu. Trong năm nay, Bộ Công Thương không khởi xướng điều tra vụ việc PVTM mới nhưng dựa trên kết quả điều tra theo quy định pháp luật đã quyết định áp dụng 3 biện pháp PVTM, ngừng áp dụng 2 biện pháp PVTM và tiến hành rà soát việc áp dụng 7 biện pháp PVTM.
Nổi bật trong đó có việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía xuất xừ từ một số nước ASEAN. Theo đó, sau khi Việt Nam áp dung thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía của Thái Lan vào năm 2021, lượng đường Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam giảm rất mạnh nhưng lại có sự tăng trưởng đột biến từ một số nước ASEAN khác. Trên cơ sở yêu cầu của ngành mía đường trong nước, Cục PVTM đã kiến nghị và Bộ Công Thương đã chấp thuận áp dụng biện pháp chống lẩn tránh đối với đường mía xuất xứ từ một số nước ASEAN kể từ tháng 8/2022.
Tương tự, trong tháng 8/2022 đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm vật liệu hàn; tháng 9/2022, áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm bàn ghế nội thất từ Trung Quốc.
Trong năm 2022, theo quy định pháp luật, Cục PVTM cũng đã rà soát lại việc áp dụng một số biện pháp PVTM. Theo đó, đối với sản phẩm thép mạ, kết quả rà soát cho thấy ngành sản xuất trong nước không còn chịu thiệt hại đáng kể và trước mắt hàng hóa nhập khẩu cũng không có khả năng tái diễn thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Do đó, Cục PVTM đã kiến nghị Bộ Công Thương chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm này sau 5 năm áp dụng.
Tương tự, biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm phân bón DAP/MAP cũng đã được chấm dứt kể từ tháng 9/2022 sau 4 năm áp dụng.
Trong khi đó, kết quả rà soát biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc lại cho thấy vẫn có khả năng tái diễn những thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu có khả năng tiếp tục bán phá giá vào thị trường Việt Nam. Do đó, vào tháng 8/2022, Cục PVTM đã kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục duy trì quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm này.
Nhìn chung, nhờ công cụ PVTM, nhiều DN thuộc một số ngành kinh tế như đường mía, phân bón, sắt thép… đã cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh, thoát khỏi thua lỗ và từng bước ổn định sản xuất.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
15:29 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK