Sửa Luật Đất đai để gỡ vướng về tài sản bảo đảm, tăng khả năng tiếp cận vốn
Tạo hành lang pháp lý sử dụng đất đai hiệu quả | |
Gỡ nút thắt về chuyển nhượng, giao đất và cho thuê đất | |
Thủ tục hành chính về đất đai còn phức tạp, tạo chi phí lớn cho doanh nghiệp |
Tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). |
Phát biểu tại Tọa đàm góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 14/10, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, dự thảo có nhiều điểm mới, tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn pháp lý hơn cho các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Tuy nhiên, vị này nhận định, liên quan đến lĩnh vực ngân hàng là bên nhận tài sản bảo đảm, một số nội dung quy định tại dự thảo luật còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động ngân hàng.
Chẳng hạn, về xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 42/2021/QH15 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, trong đó quy định một số cơ chế đặc thù để thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu. Hiện nay, Quốc hội gia hạn thời hạn áp dụng của Nghị quyết 42/2021/QH15 đến tháng 12/2023. Tuy nhiên, theo các ngân hàng, một số cơ chế đặc thù tại Nghị quyết 42 chưa được quy định tại dự thảo Luật này.
Vì thế, các ngân hàng kiến nghị bổ sung thêm quy định để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực thi hành.
Về chế độ sử dụng đất, theo đánh giá, các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, người nhận chuyển nhượng trong các dự án bất động sản nghỉ dưỡng hoặc các dự án căn hộ để ở kết hợp làm văn phòng (officetel), vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể tại dự thảo Luật. Trong khi đó, việc chuyển nhượng quyền sở hữu với bất động sản du lịch giữa các các nhân, tổ chức thực hiện rất khác nhau tại các địa phương, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, phát sinh tranh chấp.
Ngoài ra, theo các ngân hàng, dự thảo Luật chưa cho phép tổ chức, cá nhân được thế chấp quyền sử dụng đất cho các tổ chức nước ngoài để vay vốn.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, quy định như hiện nay hạn chế rất nhiều khả năng tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức, doanh nghiệp trong khi đất đai vẫn là tài sản lớn của hầu hết các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất. Hơn nữa, việc sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay vẫn là phổ biến nhất trên thị trường tài chính, kể cả là khoản vay ngân hàng hay khoản vay từ trái phiếu.
Do vậy, các ngân hàng đề nghị xem xét cho phép các tổ chức, doanh nghiệp được phép thế chấp quyền sử dụng đất cho tổ chức nước ngoài để vay vốn.
Các ngân hàng kiến nghị có thể quy định thêm là khi xử lý tài sản bảo đảm, tổ chức nước ngoài chỉ được phép chuyển nhượng cho tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam hoặc có thể xem xét cho phép thế chấp cho các tổ chức đại diện ở trong nước do chủ thể nước ngoài chỉ định để vay vốn. Tổ chức này sẽ thay mặt ngân hàng quản lý và xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất khi có yêu cầu. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các quy định như hiện nay.
Tin liên quan
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
15:34 | 02/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển
16:41 | 02/10/2024 Kinh tế
TPHCM liên kết với 9 địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa
16:39 | 02/10/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội
15:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở
15:21 | 02/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
Doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng ứng phó với phòng vệ thương mại
09:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
16:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tội phạm lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp để sản xuất, vận chuyển trái phép ma túy
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
Hải quan KCN Trảng Bàng lưu ý doanh nghiệp tránh các rủi ro, vi phạm
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 80 phát hành ngày 4/10/2024
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics