So sánh tỉ lệ động viên vào NSNN phải theo các tiêu chí đồng nhất
Lưu ý đặc thù trong tính toán số thu
Đề cập nội dung này tại phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội sáng 31-10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, tỷ̉ lệ động viên ngân sách ở các nước trên thế giới thường chỉ tính trên thu ngân sách trung ương, trong khi ở nước ta ngân sách là thống nhất, bao gồm cả thu ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
“Thu ngân sách ở Việt Nam được tính cả nguồn thu từ dầu thô, quyền sử dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, viện trợ, trong khi bản chất các nguồn thu này không phải là các khoản động viên từ nền kinh tế. Các nước theo thông lệ cũng không tính những khoản này vào khoản động viên, mà chỉ coi như các khoản thu từ vốn” - Bộ trưởng Vương Đình Huệ làm rõ.
Phân tích kỹ hơn, ông Ngô Hữu Lợi- Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính nêu, so với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực, việc xây dựng, tính toán số thu ngân sách ở Việt Nam có một số điểm đặc thù, vì vậy, khi so sánh về mức độ động viên ngân sách của Việt Nam với các nước cần lưu ý những đặc thù đó.
Cụ thể, hiện nay, số thu ngân sách từ thuế, phí của nhiều nước theo số liệu được tổ chức quốc tế tổng hợp và công bố thường chỉ là số thu ngân sách của chính quyền trung ương do hệ thống ngân sách của các nước này có sự độc lập giữa các cấp ngân sách. Trong khi đó, hệ thống ngân sách của Việt Nam là thống nhất, theo đó, số thu ngân sách được công bố, công khai hàng năm luôn bao gồm nguồn thu của tất cả 4 cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách, bao gồm trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 5-2011, về tình hình thu ngân sách hợp nhất (bao gồm của tất cả các cấp chính quyền) từ thuế, phí giai đoạn từ 2010 trở về trước của các quốc gia, phân chia theo 5 nhóm nước gồm: nhóm các nước có thu nhập cao trong OECD (gồm 30 nước), nhóm các nước có thu nhập cao ngoài OECD (gồm 18 nước), nhóm các nước có thu nhập thấp (gồm 37 nước), nhóm các nước có thu nhập dưới trung bình (gồm 48 nước, trong đó có Việt Nam) và nhóm các nước có thu nhập trên trung bình (gồm 41 nước). Mức động viên trung bình từ thuế, phí tính trên GDP của tất cả các quốc gia là 28,7%; riêng của nhóm nước có thu nhập dưới trung bình là 26,4%. Việt Nam là quốc gia mới được chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp lên nhóm nước có thu nhập dưới trung bình nhưng tổng số thu (bao gồm cả thu từ dầu, từ thu tiền sử dụng đất, từ bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước) ở mức khoảng 26% và chỉ tương đương với mức trung bình của nhóm. |
Về các chỉ tiêu trong tổng thu cân đối NSNN, theo phương thức thống kê thu ngân sách của Việt Nam thì nguồn thu từ dầu thô, từ quyền sử dụng đất, từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cũng được tính chung vào nguồn thu ngân sách, trong đó riêng thu từ dầu thô đang được xếp vào khoản thu từ thuế như thu từ các sắc thuế khác. Tuy nhiên xét về tính chất, các khoản thu này không mang tính chất là khoản động viên từ nền kinh tế.
Ở nhiều nước, các khoản thu này được xếp vào các nhóm khoản thu “từ vốn” (thu từ bán tài nguyên quốc gia) và không được tính vào nguồn thu ngân sách như là khoản động viên từ thuế, phí. Ví dụ Trung Quốc, nguồn động viên ngân sách không thể hiện các khoản thu từ dầu thô, thu từ đất đai, thu từ bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước như ở Việt Nam.
Ngoài ra, trong tổng thu cân đối NSNN ở Việt Nam còn bao gồm cả một số khoản thu phát sinh ngoài dự toán và một số khoản thu khác không mang tính chất động viên từ hoạt động kinh tế như thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu huy động vốn cân đối ngân sách của địa phương, thu kết dư ngân sách địa phương, thu chuyển nguồn từ năm trước sang.
Như vậy, để đảm bảo tính chính xác, phản ánh đúng thực tế thì việc so sánh về tỷ lệ thu NSNN tính trên GDP ở Việt Nam với các nước khác cần phải dựa trên các tiêu chí đồng nhất và cùng tính chất.
Tỷ lệ động viên chỉ ở mức trung bình
Trả lời câu hỏi "Có phải thuế và phí cao không?", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận định, thực tế phân tích từ nguồn thu thì mới đánh giá là nó cao hay thấp. Nếu tính trên tổng GDP so với mục tiêu đặt ra là cao, nhưng so với số thu của Việt Nam thì đã có một tỷ lệ rất lớn thu từ dầu thô, đất đai. Cho nên nếu tính riêng số thu nội địa của chúng ta vẫn đạt tỉ lệ 21-23%, thậm chí còn thấp hơn.
Nếu chỉ so sánh riêng tỷ lệ huy động từ thuế, phí tính trên GDP, ông Ngô Hữu Lợi cho rằng, với những đặc thù về cơ cấu thu và phương thức hạch toán thu ngân sách có sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước như phân tích ở trên thì nguồn số liệu ngân sách ở Việt Nam được sử dụng để so sánh với các nước cần phải loại trừ các khoản thu có tính chất khác biệt, các khoản thu có tính chất “thu từ vốn” mà không mang tính chất động viên từ nền kinh tế.
Có thể lấy dẫn chứng trong giai đoạn 5 năm từ 2006 - 2010, tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí (bao gồm cả thu từ dầu thô) ở Việt Nam là 24,9% GDP, trong đó nếu chỉ tính riêng cấp trung ương như cách tính của các nước là 17,9%. Nếu loại trừ thu từ dầu thô thì tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí tính chung ở Việt Nam là 19,2% GDP, trong đó tính riêng cấp trung ương là 12,2% GDP. Nếu chỉ tính riêng các khoản thu nội địa và loại trừ các khoản thu không mang tính chất động viên (thu từ dầu thô; thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; thu từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản,...) thì tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí tính chung ở Việt Nam là 13,4% GDP, trong đó tính riêng cấp trung ương là 6,5% GDP.
Nhìn vào các con số sau khi đã phân tích đưa về cùng một tiêu chí, tính chất để đánh giá, so sánh thì tỷ lệ động viên thu NSNN của Việt Nam chỉ ở mức trung bình và còn thấp hơn tỷ lệ thu NS của khá nhiều nước trên thế giới và khu vực.
"Chiến lược cải cách thuế đến 2020 đã xác định tỉ lệ động viên ở mức hợp lý, theo hướng giảm tỉ lệ động viên để tăng khả năng cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế cũng như từng sắc thuế, tăng tích tụ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân"- Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định.
H.Vân
Tin liên quan
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK