09:53 | 12/01/2021
Chỉ sau 3 năm thực hiện, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, các Nghị quyết 18, 19 được Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực và đạt được kết quả rõ nét.
12:18 | 25/11/2020
Với “cú sốc” Covid-19, thiên tai, ngân sách gặp khó, nhưng nói là “khó chưa từng có” thì không đúng bởi mấy năm vừa qua, ngân sách đã có dự phòng, dự trữ và chủ động được các giải pháp, từ an sinh xã hội đến chính sách tài khóa. Đây là hiệu quả nhìn thấy được từ sự chủ động của ngành Tài chính với sự cẩn trọng của người đứng đầu sau bài học thâm hụt những năm 2012-2014.
09:47 | 01/11/2020
Giữ vốn nhà nước trong tay quả thực là mang trên mình một trách nhiệm nặng nề. Gánh nặng này đôi lúc khiến người “cầm vốn trong tay” bớt đi nhiều phần mạnh dạn, hay nói nặng hơn chính là sợ trách nhiệm.
10:00 | 31/10/2020
Tôi may mắn được biết ông Lê Văn Thời - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước đã lâu, cũng đã từng chứng kiến ông làm việc qua nhiều vị trí trong ngành Dự trữ, ấn tượng của tôi về ông như một người anh lớn trong gia đình, đĩnh đạc và khiêm tốn. Có lẽ những phẩm chất ấy đã được hình thành trong con người ông từ những ngày thơ bé, khi phải đứng lên gánh vác gia đình thay người cha đã hy sinh.
07:43 | 29/10/2020
Nhìn nhận một cách tổng thể, những năm gần đây, mỗi lần nền kinh tế và cộng đồng DN rơi vào trạng thái khó khăn thì Chính phủ, Bộ Tài chính đều có những giải pháp cụ thể để tham gia hỗ trợ bằng các chính sách, cụ thể như miễn, giảm thuế, phí, lệ phí hoặc gia hạn thời hạn nộp thuế, phí và lệ phí. Những giải pháp cụ thể như vậy rất có ý nghĩa với cộng đồng DN và chắc chắn sẽ có những hiệu quả thiết thực.
07:55 | 26/10/2020
Sau khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 2007 - 2008, trong khoảng 10 năm qua, đa số các nền tài chính các quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực đều tăng nợ, tăng bội chi từ 2,2% - 5,5%, thời gian gần đây giảm xuống 3,5%. Cùng với tăng bội chi, để giải quyết khủng hoảng, nợ công toàn thế giới tăng nhanh.
08:27 | 17/10/2020
Khi xác định giải ngân vốn, đặc biệt là nguồn vay nước ngoài là “mũi nhọn” của tăng trưởng năm nay, các cuộc họp để cập nhật tiến độ và tháo gỡ vướng mắc đã chuyển từ “hàng năm” thành “hàng tháng” với các các bộ, ngành trung ương lẫn địa phương.
14:16 | 01/10/2020
Thấy lời thì ai chả ham! Cũng vì lời mà mức độ quan tâm của các nhà đầu tư cá nhân đến trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thời gian qua ngày một lớn bởi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao hơn hẳn lãi suất tiết kiệm ngân hàng, từ 1-3%/năm. Mỗi ngày có hàng trăm lượt đăng ký để được tư vấn qua các kênh trực tuyến, qua tổng đài công ty cũng như trực tiếp qua kênh môi giới về trái phiếu doanh nghiệp. Chưa kể, yếu tố thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp cũng được hỗ trợ bởi cam kết sẽ mua lại hoặc làm trung gian thu xếp khi nhà đầu tư có nhu cầu thoái vốn của các đơn vị phân phối.
06:00 | 28/08/2020
Cứ những ngày cuối tháng Tám, không khí hân hoan lại ngập tràn ở tất cả các đơn vị trong ngành Tài chính. Đó là lúc biết bao cán bộ công chức trong Ngành qua các thế hệ cùng nhau ngồi lại, hàn huyên về những chuyện đã qua, bàn luận về bao khó khăn, thách thức, rồi lại động viên nhau tiếp tục cố gắng, hoàn thành nhiệm vụ. Giữa không khí hân hoan ấy, tôi lại thích lặng lẽ tìm về với những câu chuyện thuở sơ khai.
07:43 | 17/08/2020
Sản xuất kinh doanh đình trệ, thu ngân sách khó khăn, chi tiêu tăng vọt,… là những hệ lụy tiêu cực do đại dịch Covid-19 mang lại. Để ứng phó, việc cân nhắc điều chỉnh trần nợ công thêm 2-3% đã được Thủ tướng Chính phủ đặt ra. Nhưng có nên hay chưa là một bài toán cần được cộng trừ nhân chia kỹ lưỡng!
07:59 | 10/08/2020
Năm 2020 là năm đầu thực hiện Luật Đầu tư công 2019. Luật này có một nội dung rất hay là “không tiêu được thì bị thu hồi”.
13:00 | 30/07/2020
Sự việc “lùm xùm” xung quanh việc 12 cựu cán bộ đã nghỉ hưu nhưng không chịu trả lại nhà công vụ cho dù Bộ Xây dựng gửi văn bản “đòi” nhiều lần xảy ra cách đây vài tháng đã khiến dư luận đăt ra một câu hỏi lớn về tình trạng “lấy công làm tư” đâu đó vẫn tồn tại, gây thất thoát ngân sách nhà nước.
07:58 | 25/06/2020
Còn nhớ trên nghị trường cách đây không lâu, một vị Bộ trưởng đã than thở rằng: “Chuyển giá là một câu chuyện dài”.
11:27 | 23/06/2020
Việc công khai, minh bạch NSNN ngày càng được cải thiện mang lại rất nhiều ý nghĩa. Trước hết, minh bạch ngân sách là công cụ thúc đẩy hiệu quả quản trị của Nhà nước. Minh bạch ngân sách sẽ giúp giảm tham nhũng, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực công. Thứ hai, minh bạch ngân sách là công cụ giúp tăng niềm tin của người dân với Nhà nước. Nếu ngân sách phân bổ cho các chính sách và chương trình được công khai cho người dân sẽ giúp cho việc thực thi chính sách được tốt hơn, từ đó tăng niềm tin của người dân với Nhà nước.
08:30 | 18/04/2020
Dự kiến, tổng vốn đầu tư công nguồn NSNN được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần số vốn thực giải ngân trong năm 2019, bao gồm: 470,6 nghìn tỷ đồng trong dự toán NSNN năm 2020 và 225,2 nghìn tỷ đồng vốn năm 2019 chuyển sang.
08:31 | 11/04/2020
Đến ngày 19/3, toàn quốc có 766.512 doanh nghiệp đang kinh doanh. Trong 3 tháng đầu năm 2020, toàn quốc có 30.227 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 1.732 doanh nghiệp (6,08%) so với cùng kỳ năm 2019 nhưng có 21.031 doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh, tăng 1.947 doanh nghiệp (10,2%). Trong số đang hoạt động có 14.310 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 1.066 doanh nghiệp (8,05%).
09:32 | 03/04/2020
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã từng cảm thán rằng, điều hành ngân sách như đi trên dây. Điều này quả thực rất đúng, không chỉ với điều hành ngân sách mà cả khi ban hành chính sách tài chính.
08:03 | 27/03/2020
Giá dầu giảm so với dự báo thông thường có hai mặt tác động. Một là tác động tiêu cực tới ngân sách nhà nước khi số thu trực tiếp từ dầu lẫn số thu gián tiếp từ xuất khẩu dầu đều giảm. Mặt khác lại tác động tích cực đối với sản xuất của các doanh nghiệp vì giảm chi phí đầu vào, từ đó góp phần thúc đẩy kinh doanh - yếu tố tăng thu cho ngân sách.
15:08 | 21/03/2020
Thống kê ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm 2020 của Bộ Tài chính đã bước đầu phản ánh ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19.
10:00 | 12/03/2020
Dịch bệnh bùng phát khiến dự phòng ngân sách chỉ trong 2 tháng đầu năm đã “bốc hơi” gần 520 tỷ đồng. Các phần chi cụ thể hơn từ ngân sách Trung ương và địa phương cho công tác phòng, chống dịch vẫn chưa được đong đếm chi tiết. Chưa kể, sản xuất đình trệ, các ngành dịch vụ gần như tê liệt, kim ngạch XNK sụt giảm,… Có thể thấy hệ lụy của Covid-19 đối với ngân sách năm 2020 là không thể lường.