Không tiêu được thì trả
Theo Luật Đầu tư công 2019, Chính phủ sẽ giao vốn đầu tư cho các bộ, ngành, địa phương từ khá sớm, đồng thời Chính phủ cũng giao quyền tự chủ cho các bộ, ngành, địa phương phân bổ chi tiết số vốn được giao cho từng dự án. Luật này cũng nêu: Nếu các đơn vị không phân bổ hết số vốn kế hoạch được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét thu hồi, điều chuyển cho bộ, cơ quan trung ương và địa phương khác có nhu cầu trước 30/6 của năm kế hoạch.
Sau khi Luật Đầu tư công 2019 đi vào cuộc sống, ghi nhận cho thấy nhiều dự án của nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn bị triển khai chậm. Lý do có thể kể đến như xây dựng kế hoạch vốn chưa sát với nhu cầu thực tiễn, với khả năng hấp thụ vốn của từng dự án theo tiến độ dự án; thời gian xây dựng và phê duyệt dự án quá dài, đến khi bắt đầu thực hiện thì có một số hạng mục không còn phù hợp; vốn đối ứng được bố trí vừa chậm, vừa thiếu, không phù hợp với kế hoạch vốn nước ngoài; sự không phù hợp giữa kế hoạch vốn trung hạn và hiệp định vay đã ký, giữa kế hoạch hàng năm với tiến độ thực hiện của các dự án; đến cuối năm 2019, nhiều dự án mới được giao kế hoạch trung hạn 2016-2020 nên một số hạng mục phải chuyển sang giai đoạn 2021-2025 để thực hiện,…
Mà chậm thì sẽ bị “đòi” như Luật mới đã đề cập. Thực tế cũng đã có nhiều đơn vị chủ động “xin trả” lại số vốn đã nhận thay vì “cố ôm” như trước đây. Hiện nay, Bộ Tài chính đã ghi nhận một số đề xuất hủy, cắt giảm vốn như: Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề nghị điều chuyển 330,5 tỷ đồng/619,8 tỷ đồng dự toán vốn nước ngoài để chuyển cho các bộ, địa phương khác; Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đề nghị hủy số tiền 300 tỷ đồng/400 tỷ đồng dự kiến bố trí cho dự án Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội do dự án giải ngân quá chậm; Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đề nghị giảm 50 tỷ đồng vốn nước ngoài đã giao cho dự án Phát triển hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc để bổ sung cho các dự án khác cần vốn,…
Tuy sự chủ động này xuất phát từ những thay đổi của cơ chế chính sách, tuy nhiên, cũng là động thái đáng khen, nhất là khi công tác giải ngân nhiều nơi, nhiều chỗ quá “ì ạch” trong khi hàng tá dự án khác giải ngân tốt lại phải “chờ tiền”.
Tin liên quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công để trả lời câu hỏi "tại sao có tiền mà không làm được"
21:46 | 29/10/2024 Kinh tế
Sửa Luật Đầu tư công: Thủ tướng được quyết định dự án từ 10.000-30.000 tỷ đồng
11:15 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK