Phí ngân hàng cũng khiến doanh nghiệp “đau đầu”
Hoa mắt với phí ngân hàng |
Ngân hàng thường đặt ra nhiều loại chi phí trong giao dịch. Ảnh: ST. |
Chi phí nhỏ nhưng có thể tốn tới hàng chục triệu đồng
Nói về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, tất nhiên phải là càng nhiều nguồn tài chính càng tốt. Nhưng hiện các doanh nghiệp đang phải chịu nhiều khoản chi phí để vận hành, như chi phí lãi vay, chi phí nhân sự, chi phí thủ tục hành chính, chi phí vận tải, chi phí ngân hàng… Trong đó, các khoản chi phí liên quan đến ngân hàng thường có số lượng nhỏ, có khi chỉ vài nghìn đồng, nhưng do có số lượng và tần suất lớn nên có thể lên tới hàng chục triệu đồng – đây là khoản chi phí không hề nhỏ nếu là các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Khảo sát về biểu phí dành cho khách hàng doanh nghiệp tại một số ngân hàng, có thể thấy một hàng dài các loại phí được đặt ra, có nhiều loại mức thu tối đa lên tới 1-2 triệu đồng. Như tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), đối với khách hàng doanh nghiệp, phí quản lý tài khoản, phí duy trì tài khoản (áp dụng đối với tài khoản thanh toán không có kỳ hạn, đang hoạt động) có mức là 30.000 đồng/tháng với doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu số dư bình quân dưới 1 triệu đồng, doanh nghiệp lớn chịu mức phí 100.000 đồng/tháng nếu số dư bình quân dưới 3 triệu đồng. Ngoài ra, đối với tài khoản thanh toán chung hoặc nhiều nhóm chữ ký thì doanh nghiệp phải mất 100.000 đồng/tháng; tài khoản có yêu cầu quản lý đặc biệt thì mất 500.000 đồng/tháng…
Cùng với phí dịch vụ ngân hàng nêu trên, doanh nghiệp phải chịu chi phí cho các giao dịch thanh toán, nhận/gửi/nộp tiền mặt, phí thu chứng từ… với nhiều mức giá khác nhau. Tiêu biểu như phí nộp tiền mặt chuyển đi ngân hàng khác hệ thống, khách tỉnh thành phố có mức phí bằng 0,08% tổng số tiền, tối đa 2 triệu đồng. Về phí nhờ thu chứng từ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) quy định phí đăng ký/mở giao dịch nhờ thu chứng từ là 200.000 đồng/giao dịch; phí thanh toán nhờ thu gửi đi/gửi đến trong nước (thu phí ngay khi gửi bộ chứng từ đi nhờ thu) là 0,15% trị giá nhờ thu, tối đa 4 triệu đồng… Chưa kể, ngoài các khoản thu nhỏ lẻ, các ngân hàng còn thu thêm phí thường niên (phí Internet Banking, phí dịch vụ truy vấn, phí dịch vụ chuyển tiền…) có thể lên tới hàng trăm nghìn mỗi năm.
Chia sẻ về vấn đề trên, kế toán trưởng của một doanh nghiệp cho biết, doanh nghiệp tốn khá nhiều phí cho giao dịch ngân hàng. Mỗi lần chuyển tiền, tùy theo quy định của mỗi ngân hàng, doanh nghiệp có thể mất từ vài nghìn tới hàng chục nghìn đồng phí dịch vụ. Ngoài ra, mỗi lần chuyển lương hay chuyển bất cứ khoản tiền nào cho công nhân viên, chi phí mất tới 3.300 đồng/người, doanh nghiệp khoảng 200 người thì mỗi tháng tính sơ sơ cũng đã mất tới hơn nửa triệu đồng. Điều này khiến phí sử dụng các loại dịch vụ này tại doanh nghiệp mỗi tháng có thể mất tới 10 đến 20 triệu đồng.
Đồng quan điểm, bà Trần Hải Yến, Giám đốc Công ty TNHH Benew cho hay, ngân hàng quy định nếu hạn mức tài khoản của doanh nghiệp trên 20 triệu đồng thì được miễn phí phí dịch vụ, nếu dưới thì chịu các khoản phí như thông thường. Nhưng vì là doanh nghiệp nhỏ nên ít khi giữ được hạn mức như trên nên doanh nghiệp vẫn phải chịu phí.
Cần ưu đãi
Bà Trần Hải Yến cho biết, để giảm tải các khoản chi phí như trên, doanh nghiệp đã tự thực hiện nhiều khoản thu chi. Theo bà Yến, nhờ có sự hỗ trợ của Internet, cũng như nhiều giao dịch được thực hiện qua cổng điện tử nên doanh nghiệp đã bớt được một số khoản như phí thu hộ, phí điện thoại… Tuy nhiên, trước những khoản chi tuy nhỏ mà nhiều này, không ít doanh nghiệp mong muốn các ngân hàng có ưu đãi nhiều hơn, giảm giá hoặc miễn phí phí dịch vụ, như đã dành nhiều ưu đãi về lãi suất, tín dụng cho các doanh nghiệp thời gian qua, giúp các doanh nghiệp giảm bớt gành nặng về tài chính.
Cũng hiểu được khó khăn của doanh nghiệp và để tăng thêm lượng khách hàng, các ngân hàng đều “tung” ra các chương trình ưu đãi để miễn giảm phí cho doanh nghiệp. Tiêu biểu như Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đã tung ra gói dịch vụ ưu đãi, miễn phí nhiều khoản phí giao dịch ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp. Theo ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng giám đốc MSB, MSB theo đuổi chiến lược gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, chính vì vậy ngân hàng luôn chủ động tích hợp nhiều tiện ích hơn nữa cho các gói tài khoản. Trong đó, siêu tài khoản Zero+ với tổ hợp lợi ích 4 không giúp khách hàng miễn phí chuyển tiền nội bộ hay liên ngân hàng qua Internet Banking; miễn phí thường niên thẻ quốc tế hay phí quản lý tài khoản, được miễn phí chuyển khoản liên ngân hàng siêu tốc 24/7 đồng thời tăng hạn mức lên tới 5 tỷ đồng/ngày chuyển tiền nội mạng và 2 tỷ đồng/ngày chuyển tiền liên ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) còn có gói sản phẩm quản lý dòng tiền phục vụ đầy đủ nhu cầu quản lý tài chính của doanh nghiệp gồm: quản lý phải thu, phải trả, quản lý thanh khoản với nhiều ưu đãi vượt trội: miễn/giảm phí chuyển tiền, phí thanh toán quốc tế. Đặc biệt khi khách hàng đăng ký gói sản phẩm này sẽ được sử dụng sản phẩm thấu chi linh hoạt (có/không có) bảo đảm bằng tài sản.
Để tận dụng và nắm bắt thời cơ, doanh nghiệp phải thực sự nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, nhưng đôi khi vấn đề lại xuất phát từ sự thiếu hụt về nguồn lực, trong đó nguồn lực tài chính đóng vai trò không nhỏ. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam mới thành lập ngày càng nhiều nhằm đáp ứng mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 mà Chính phủ đã đề ra. Do đó, nền kinh tế phải tạo điều kiện và ưu đãi tốt nhất, thuận lợi nhất cho doanh nghiệp “sống” khỏe và hiệu quả. Vì vậy, những hỗ trợ giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nguồn lực tài chính sẽ rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK