Niềm tin người tiêu dùng – “rào cản" của thương mại điện tử
![]() |
Tình trạng giả mạo thương hiệu, lừa đảo hay đánh cắp thông tin cá nhân gia tăng, ảnh hưởng đến tâm lý người mua hàng TMĐT. Nguồn: Internet. |
Người tiêu dùng dè dặt
Khảo sát của Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, NTD đang dần thay đổi hành vi nhưng chưa thực sự yên tâm với các giao dịch online. Tình trạng giả mạo thương hiệu, lừa đảo qua mạng hay đánh cắp thông tin cá nhân vẫn xảy ra và ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng.
Theo báo cáo của lực lượng Quản lý thị trường, trong năm 2024, cơ quan này đã phát hiện và xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái trên các nền tảng TMĐT, tăng 266% so với năm 2023. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm đạt trên 34 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2023.
Các mặt hàng bị làm giả, làm nhái phổ biến bao gồm thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm tiêu dùng nhanh. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp đã lên tiếng phản ánh về việc sản phẩm của họ bị làm giả và bày bán công khai trên các sàn TMĐT…
Thực trạng này cho thấy, việc giám sát tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái trên các sàn TMĐT vẫn còn nhiều thách thức, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để bảo vệ quyền lợi NTD và đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Cùng xây dựng niềm tin
Chính phủ đã, đang thúc đẩy việc hoàn thiện khung pháp lý để xử lý vi phạm, bảo vệ NTD và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực TMĐT.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp nhằm khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm, đồng thời tăng cường hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD trong môi trường số. Các chiến dịch tuyên truyền về tiêu dùng an toàn và nhận diện thương hiệu uy tín cũng được đẩy mạnh.
Theo báo cáo của lực lượng Quản lý thị trường, trong năm 2024, cơ quan này đã phát hiện và xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái trên các nền tảng TMĐT, tăng 266% so với năm 2023. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm đạt trên 34 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2023. |
Một số tổ chức đã bắt đầu xây dựng hệ thống đánh giá tín nhiệm TMĐT, giúp NTD nhận diện đơn vị uy tín thông qua điểm số công khai. Nhiều doanh nghiệp TMĐT chủ động cải thiện dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm và chú trọng hơn đến chính sách chăm sóc khách hàng.
Các nền tảng lớn như Shopee, Lazada, Tiki... cũng tăng cường bộ lọc người bán, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện gian lận và xử lý phản hồi nhanh hơn. Shopee tập trung vào việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và quyền lợi của NTD thông qua Shopee Mall. Tại đây, tất cả sản phẩm đều được cam kết là hàng chính hãng 100%, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận.
Shopee Mall cam kết mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng từ các thương hiệu uy tín, giúp bạn tránh được rủi ro mua phải hàng giả, hàng nhái khi mua sắm online. Ngoài ra, Shopee cung cấp chính sách đổi trả minh bạch, cho phép khách hàng đổi trả hàng trong vòng 7 ngày nếu sản phẩm bị lỗi hoặc không đúng như mô tả.
Lazada thiết lập quy trình đổi trả hàng rõ ràng, cho phép khách hàng trả hàng trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận hàng. Khách hàng có thể kiểm tra thời hạn đổi trả tại trang chi tiết sản phẩm.
Đối với sản phẩm từ nước ngoài, Lazada có quy định riêng về hình thức trả hàng. Ngoài ra, Lazada cung cấp hóa đơn đỏ cho khách hàng có nhu cầu, giúp chứng minh nguồn gốc sản phẩm và đảm bảo quyền lợi khi cần bảo hành hoặc khiếu nại.
Sendo đã thiết lập chính sách đổi trả hàng rõ ràng, cho phép khách hàng yêu cầu trả hàng trong vòng 48 giờ kể từ khi đơn hàng được cập nhật trạng thái “Đã giao hàng”. Đối với các sản phẩm thuộc SenMall, thời gian yêu cầu trả hàng được kéo dài đến 7 ngày. Các lý do chấp nhận trả hàng bao gồm: sản phẩm bị lỗi, không đúng mô tả, giao sai, hàng giả, hàng nhái hoặc sản phẩm đã qua sử dụng…
Những nỗ lực trên trên được kỳ vọng sẽ giúp thị trường phát triển đúng hướng, minh bạch và đáng tin cậy hơn. Theo đó, xây dựng lòng tin không chỉ là trách nhiệm của riêng doanh nghiệp mà cần sự phối hợp của toàn hệ sinh thái TMĐT, bao gồm cơ quan quản lý, tổ chức hỗ trợ và NTD.
Tin liên quan

Từ vụ sữa giả đến "lỗ hổng" trách nhiệm
14:56 | 17/04/2025 Tiêu dùng

Vi phạm quy định ghi nhãn đối với hai nhãn hiệu bột ngọt
16:31 | 10/04/2025 Tiêu dùng

Chiến lược thích ứng cho doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam
10:12 | 08/04/2025 Thương mại điện tử

Tiếp thị liên kết dẫn dắt xu hướng thương mại điện tử Việt Nam
09:22 | 18/04/2025 Thương mại điện tử

Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử
09:06 | 16/04/2025 Thương mại điện tử

Thách thức của nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử
09:06 | 14/04/2025 Thương mại điện tử

Gia tăng pháp lý và an toàn giao dịch trên các sàn thương mại điện tử
11:20 | 11/04/2025 Thương mại điện tử

Thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử quý I/2025 đạt 34,5 nghìn tỷ đồng
10:52 | 08/04/2025 Thương mại điện tử

Hoa Kỳ tăng thuế đối ứng 46%, thương mại điện tử Việt Nam đối diện thách thức
16:30 | 04/04/2025 Thương mại điện tử

Áp lực tăng phí lên các sàn thương mại điện tử
15:24 | 01/04/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics