Facebook Twitter youtube Tiktok

Thách thức của nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử

Theo khảo sát của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo (Sapo), có tới 66% nhà bán hàng trên các sàn, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) ghi nhận năm 2024 không có sự tăng trưởng, phần lớn bị sụt giảm doanh thu từ 10% trở lên.
Hoa Kỳ tăng thuế đối ứng 46%, thương mại điện tử Việt Nam đối diện thách thức Sàn thương mại điện tử được nộp thuế thay theo phương thức điện tử Thương mại điện tử: Đòn bẩy xuất khẩu hàng Việt
Thách thức của nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử
Quản lý bán hàng hợp kênh là xu thế tất yếu của ngành bán lẻ trên sàn TMĐT. Nguồn: Internet

Nhà bán hàng thận trọng, hạn chế mở rộng kinh doanh

TMĐT đang và sẽ tiếp tục giữ vai trò then chốt trong bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được mức tăng trưởng như kỳ vọng, nhiều nhà bán hàng hiện nay vẫn đang loay hoay, khó khăn về doanh thu, áp lực cạnh tranh gay gắt do thuế phí tăng.

Theo Sapo, chỉ 33% nhà bán hàng trên các sàn, nền tảng TMĐT ghi nhận doanh thu tăng trưởng trong năm 2024. Trong nhóm tăng trưởng, nhà bán hàng đang đẩy mạnh quảng cáo trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok cũng như đầu tư vào Shopee. Hầu hết đều có kế hoạch mở rộng thêm kênh bán trong năm 2025, đặc biệt là TikTok Shop và Facebook.

Tuy nhiên, thị trường TMĐT Việt Nam nửa cuối năm 2024 và đầu năm 2025 chứng kiến những áp lực lớn. Sự xuất hiện của các sàn TMĐT quốc tế như Temu, Shein, Taobao đã khiến cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Cùng với đó, các nền tảng tăng phí dịch vụ, việc kiểm soát chặt chẽ về thực hiện nghĩa vụ thuế cũng khiến nhà bán hàng khó duy trì lợi nhuận.

Có tới 66% nhà bán hàng ghi nhận năm 2024 không có sự tăng trưởng, phần lớn bị sụt giảm doanh thu từ 10% trở lên. Số đông hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp nhỏ, phụ thuộc nhiều vào phương thức bán hàng truyền thống, ít tiếp cận các chương trình hỗ trợ tài chính, đầu tư quảng cáo thấp và chủ yếu tận dụng các kênh miễn phí để tiết kiệm chi phí.

Một bộ phận trong nhóm này thận trọng khi lập kế hoạch cho năm 2025. 30% trong số đó chỉ muốn duy trì hoạt động, chưa tính đến phương án mở rộng quy mô kinh doanh.

“77% nhà bán hàng đang kinh doanh trên ít nhất một kênh online như sàn TMĐT, mạng xã hội, website hay hình thức dropship. Phần lớn họ vận hành từ 1 đến 5 gian hàng, điều này cho thấy quy mô nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ áp đảo trên thị trường”, bà Lê Thị Dung, Giám đốc tăng trưởng Sapo nhận định.

Bùng nổ livestream bán hàng nhưng rủi ro hiện hữu

Theo Sapo, bán hàng qua livestream tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2024. Facebook Live chiếm 23% và TikTok Live chiếm 18% trong tổng số phiên livestream khảo sát, trong khi Shopee Live chiếm 10%, chủ yếu dành cho doanh nghiệp chuyên bán sàn.

Facebook hiện cũng gia nhập mạnh mẽ vào xu hướng này. Kết hợp cùng các nền tảng như Sapo, Meta đã ra mắt tính năng Facebook LiveShopping giúp nhà bán hàng vừa livestream vừa gắn giỏ hàng để người xem mua nhanh chóng. Tính năng này được tiếp tục đầu tư mạnh trong năm 2025.

Bà Lê Thị Nga, Giám đốc Sapo Social Commerce & Shipping cho biết, các buổi livestream có nội dung sáng tạo và tương tác với khách hàng qua minigame giúp tăng tỷ lệ xem đến 35% so với các buổi chỉ giới thiệu sản phẩm thông thường. Khi kết hợp với các dịch vụ vận chuyển nhanh và chính xác, nhà bán hàng sẽ tạo ra một chuỗi giá trị hoàn chỉnh...

Tuy nhiên, hơn 66% nhà bán hàng quy mô nhỏ và vừa hiện nay vẫn chưa khai thác hình thức này. Nguyên nhân là do gặp khó khăn về kỹ thuật, chất lượng livestream và chưa kiểm soát tốt nguồn gốc sản phẩm – điều có thể dẫn đến rủi ro khi vi phạm chính sách của nền tảng TMĐT.

Đa kênh – phép thử giúp nhà bán hàng tăng trưởng doanh thu

Theo bà Lê Thị Dung, Giám đốc tăng trưởng Sapo, TMĐT mặc dù khẳng định vị trí then chốt trong hoạt động bán lẻ hiện đại nhưng bài toán tăng trưởng đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra nhiều thử thách đối với nhà bán hàng trong tương lai.

Cuộc canh tranh khốc liệt về giá đang có xu hướng giảm nhiệt, thay vào đó các nhà bán hàng bắt đầu có xu hướng kinh doanh bền vững để đảm bảo lợi nhuận. Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, các sàn TMĐT sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho người bán đối với mỗi giao dịch thành công, điều này được kỳ vọng sẽ giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện cho một cơ chế minh bạch, đơn giản hơn trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để có thể bắt nhịp nhanh chóng với thị trường và đạt được mục tiêu doanh thu như kỳ vọng, thời gian tới, nhà bán hàng nên ưu tiên áp dụng công nghệ và chăm sóc khách hàng trong mức phù hợp với ngân sách, đảm bảo được lợi nhuận và chi phí không bị đội lên quá cao.

Bên cạnh đó, nhà bán hàng cần nắm bắt xu hướng công nghệ, đầu tư vào quản lý đa kênh, quảng cáo hiệu quả và tận dụng tối đa công cụ hỗ trợ để nâng cao lợi nhuận bền vững.

“Quản lý bán hàng hợp kênh là xu thế tất yếu của ngành bán lẻ”, nhấn mạnh điều này, bà Lê Thị Dung, Giám đốc tăng trưởng Sapo chia sẻ: Nhà bán hàng không chỉ hiện diện đa kênh mà còn tích hợp sâu giữa các kênh, lấy người mua làm trung tâm để tạo trải nghiệm liền mạch, nâng cao cạnh tranh và doanh thu.

Hợp kênh giúp tập trung dữ liệu khách hàng, tăng tỷ lệ mua lại và tối đa hóa doanh thu. Vì vậy, nhà bán hàng cần chú trọng ứng dụng công nghệ vào quản lý bán hàng, tối giản vận hành, tạo sự trải nghiệm liền mạch cho người mua, nâng cao hiệu suất kinh doanh.

Khảo sát của Sapo cho thấy, trong nhóm nhà bán hàng ghi nhận tăng trưởng, có đến 55,7% đang áp dụng mô hình bán hàng đa kênh. Mức doanh thu phổ biến của nhóm này dao động từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng mỗi tháng. Như vậy, chiến lược đa kênh sẽ giúp nhà bán hàng trên nền tảng TMĐT tiếp cận nhiều nhóm khách hàng, tối ưu hóa doanh thu và tăng mức độ cạnh tranh.

Thái Hằng

Tin liên quan

Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin

Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin

Khi hàng giả, hàng nhái tràn lan và người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin với việc mua sắm online, công nghệ đang được kỳ vọng là “lá chắn thép” giúp xác thực, truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Với blockchain, mã QR và định danh số sẽ giúp minh bạch hóa sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng.
Doanh thu hàng trăm tỷ đồng nhưng không kê khai, nộp thuế - Nhiều người nổi tiếng bị khởi tố

Doanh thu hàng trăm tỷ đồng nhưng không kê khai, nộp thuế - Nhiều người nổi tiếng bị khởi tố

Trong bối cảnh nền kinh tế số và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thay đổi toàn diện phương thức kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên tận dụng các nền tảng TMĐT, mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube... nhiều người nổi tiếng (KOLs), influencer (người có tầm ảnh hưởng) đã kinh doanh và có doanh thu hàng trăm tỷ đồng nhưng không kê khai nộp thuế. Điều này đang tạo ra sự bất bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa

Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa

Nhằm mở rộng kênh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu qua môi trường trực tuyến, Bộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số chủ trì triển khai loạt chương trình kết nối TMĐT, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, làng nghề tiếp cận thị trường số và tham gia TMĐT xuyên biên giới.
Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật

Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật

Một chương trình đào tạo thương mại điện tử (TMĐT) dành riêng cho người khuyết tật vừa được khởi động tại Hà Nội, với sự phối hợp của SYS Việt Nam, eComDX (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam. Thông qua các nền tảng TikTok Shop, người khuyết tật sẽ được trang bị kỹ năng số (livestream bán hàng và affiliate marketing) để tự chủ sinh kế và tham gia vào nền kinh tế số.
Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam

Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam, trở thành kênh dẫn dắt quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, kỳ vọng tạo lập môi trường TMĐT minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn.
Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Thay vì “đưa người học đi xa”, Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ Khoa học Việt Nam (VISTEC) mang công nghệ về địa phương, thiết kế chương trình sát nhu cầu thực tiễn, chuẩn hóa kỹ năng số và thúc đẩy mô hình đào tạo “gắn với doanh nghiệp, hội nhập quốc tế”. Phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính đã có cuộc trao đổi với ông Steve Bùi, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt - Trung (VCBC) cơ quan chủ quản của VISTEC xoay quanh chủ đề này.
ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

Theo hai khảo sát độc lập của NielsenIQ và Decision Lab thực hiện, ShopeeFood tiếp tục dẫn đầu thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam. Điều này cho thấy, niềm tin và sự gắn bó của khách hàng đối với nền tảng này.
Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ Khoa học Việt Nam (VISTEC) chính thức vận hành từ ngày 7/7/2025, với mục tiêu trở thành vườn ươm nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ, thương mại điện tử (TMĐT) và chuyển đổi số.
Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Giữa làn sóng chuyển đổi số toàn diện, tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) mạnh mẽ, xác thực và truy xuất nguồn gốc trở thành yêu cầu bắt buộc, là bước đi không thể thiếu để bảo vệ niềm tin người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Chính phủ vừa đề xuất bổ sung dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) vào Chương trình lập pháp năm 2025 cùng ba dự án luật khác và dự kiến trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Hội thảo quốc gia với chủ đề “Thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới 2025” sẽ diễn ra trong hai ngày, 24 - 25/10/2025. Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) phối hợp thực hiện.
Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Với vai trò là huyết mạch tài chính, ngân hàng đã và đang kiến tạo một hệ sinh thái số thông minh, gắn kết chặt chẽ dịch vụ tài chính và thương mại điện tử (TMĐT), góp phần thúc đẩy kinh tế số Việt Nam phát triển bền vững.
VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất Bộ Công Thương cắt giảm cấp phép tiền kiểm cho sàn thương mại điện tử (TMĐT) nhỏ để giảm thiểu thủ tục, thay vào đó là giám sát và kiểm tra hậu kiểm khi có dấu hiệu vi phạm.
Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Bộ Công Thương khuyến cáo, người bán không nên chủ quan, lơ là nghĩa vụ thuế. Mặc dù sàn thương mại điện tử (TMĐT) sẽ nộp thuế thay nhưng người bán vẫn phải cập nhật định danh điện tử, đăng ký mã số thuế cá nhân, theo dõi thông tin thuế để điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp.
Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP theo hướng siết chặt hậu kiểm thực phẩm trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Đó là đánh giá của Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ tại Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hải quan TP. Hồ Chí Minh vào chiều ngày 11/7.
Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất khẩu làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khu vực III trong 6 tháng đạt hơn 27 tỷ USD.
Tiếp tục lan tỏa các phong trào thi đua trong toàn ngành Thuế

Tiếp tục lan tỏa các phong trào thi đua trong toàn ngành Thuế

Giai đoạn 2021-2025 vừa qua là minh chứng cho những nỗ lực của toàn ngành Thuế trong việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tạo nền tảng vững chắc cho chặng đường phát triển tiếp theo.
Phân khúc văn phòng cho thuê chất lượng cao chiếm ưu thế

Phân khúc văn phòng cho thuê chất lượng cao chiếm ưu thế

Việc nâng cấp chất lượng văn phòng vẫn là yếu tố được các doanh nghiệp tại Hà Nội cân nhắc trong chiến lược dài hạn.
Chi cục Hải quan khu vực XX phổ biến 25 văn bản mới cho công chức

Chi cục Hải quan khu vực XX phổ biến 25 văn bản mới cho công chức

25 văn bản mới gồm nghị quyết, luật, nghị định, thông tư và các quyết định của Cục Hải quan đã được Chi cục Hải quan khu vực XX quán triệt, phổ biến đến cán bộ công chức trong đơn vị thực hiện.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Phiên bản di động