Nghị quyết 35/NQ-CP: Chính sách đã đủ, quan trọng là thực thi
Nhiều kỳ vọng
Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động, trong đó có các DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân đóng góp khoảng 48-49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 30-35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, có khoảng 30-35% DN có hoạt động đổi mới sáng tạo. Giải pháp để thực hiện các mục tiêu này được Nghị quyết đưa ra là: Tập trung cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho DN; đồng bộ giữa cải cách hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử; tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp; nghiên cứu, đề xuất giảm 50% thuế Thu nhập cá nhân trong một số lĩnh vực; đơn giản hóa và giảm thủ tục về đất đai; giảm chi phí kinh doanh cho DN; không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự... |
Chính vì thế, ngày 16-5-2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN Việt Nam đến năm 2020. Theo đó những cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp (tiếp cận vốn, giảm thuế, giảm phí, hỗ trợ DN khởi nghiệp...) được chỉ đạo triển khai cụ thể, với vai trò Nhà nước kiến tạo lấy DN là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho DN đầu tư.
Theo nhận xét của các DN, Nghị quyết đã bao quát được toàn bộ vấn đề của DN nhưng cũng rất cụ thể, có thời hạn rõ ràng cho các công việc cần làm và phân công xuống từng cơ quan, đơn vị. Cam kết mạnh mẽ này của Chính phủ là động lực vững chắc, tạo niềm tin cho DN hoạt động và phát triển trong giai đoạn khó khăn, khi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới đang có nhiều dự báo chậm lại và đã có dấu hiệu chậm lại trong quý I vừa qua.
Về vấn đề này, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các DN vừa và nhỏ Hà Nội cho hay, Nghị quyết 35/NQ-CP ra đời trong thời điểm các DN gặp nhiều khó khăn nên sẽ thôi thúc không những cho DN phát triển, nhiều DN quay trở lại thị trường mà còn thúc đẩy đầu tư trong nước cũng như của quốc tế. Đặc biệt, Nghị quyết có nhiều hỗ trợ liên quan đến từng lĩnh vực cấp thiết của DN như đổi mới khoa học công nghệ, đào tạo, tài chính, thủ tục đất đai, môi trường… và được phân công đầy đủ đến từng bộ, ngành, giúp DN biết được bộ, ngành nào phụ trách, sẽ phải làm việc với cơ quan nào. Đây cũng là công cụ để Thủ tướng Chính phủ soi chiếu đến từng bộ, ngành, cả Chính phủ và DN sẽ cùng giám sát hiệu quả thực thi của cơ quan Nhà nước.
Đồng quan điểm, theo ông Nguyễn Đức Chính, Giám đốc cung ứng toàn quốc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Kinh Bắc (DN chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỳ tôm, nước giải khát…), Nghị quyết 35 đã thể hiện đầy đủ nguyện vọng của DN, tập hợp lại những chính sách hỗ trợ DN trong suốt thời gian qua thành một hệ thống xuyên suốt, nhất quán hơn. Trước đây, nhiều nghị quyết, chỉ đạo về hỗ trợ DN đã được ban hành, nhưng hiệu quả hành động vẫn chưa cao. Với sự quyết liệt của Chính phủ thời gian qua, ông Chính hy vọng đây không phải là “bình mới, rượu cũ”.
Chờ hành động
Trước khi Nghị quyết 35/NQ-CP được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ thị và hành động thể hiện sự quyết tâm cao độ trong việc hỗ trợ DN. Tiêu biểu như vụ việc của quán cà phê “Xin chào” hay cuối tháng 4, sau lời kêu gọi của Thủ tướng, lãi suất cho vay trung và dài hạn của DN được nhiều ngân hàng thương mại hạ từ 0,5-1%/năm. Ngay sau đó, nhiều bộ, ngành và chính quyền địa phương cũng đã thể hiện sự quan tâm đến DN bằng việc thay đổi và đưa ra các chính sách mới hỗ trợ DN.
Mới đây nhất, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đề nghị các cơ quan phối hợp với TP.HCM sớm xây dựng một sàn chứng khoán chuyên biệt dành cho khởi nghiệp, xây dựng Quỹ đầu tư mạo hiểm của Chính phủ để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong xã hội, nhằm đạt được mục tiêu của Việt Nam tới năm 2020 ít nhất có 1 triệu DN hoạt động như Nghị quyết 35/NQ-CP đã đề ra.
Tại Hội nghị Hà Nội 2016 – Hợp tác Đầu tư và phát triển được tổ chức vào đầu tháng 6, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng khẳng định Hà Nội sẽ tạo mọi điều kiện để các DN trong và ngoài nước đầu tư. Còn tại TP.HCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cũng đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt để cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ DN. Với các bộ, ban, ngành để giúp DN vượt qua giai đoạn kinh tế đang gặp nhiều khó khăn cũng như để thực hiện theo các Nghị quyết về đổi mới môi trường kinh doanh của DN, Ngân hàng Nhà nước đã mở lại tín dụng ngoại tệ đối với DN có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa XK đến hết ngày 31-12-2016.
Tuy kết quả thực hiện bước đầu đã có nhưng các DN vẫn hy vọng nhiều hơn vào việc “lời nói đi đôi với hành động”, bởi phần lớn DN cho rằng, chính sách cho DN đã đầy đủ nhưng thực thi như thế nào mới là điều đáng quan tâm. Theo ông Mạc Quốc Anh, sự thay đổi quan trọng nhất là ở con người, Nghị quyết đặt ra và thực hiện đều nằm ở nhân tố này. Lãnh đạo đặt ra quyết tâm nhưng cấp dưới gây nhũng nhiễu thì vẫn làm khó DN mà thôi.
Hơn nữa, một điều đáng buồn là nhiều DN vẫn chưa biết đến Nghị quyết 35/NQ-CP, nghĩa là chưa biết cách tận dụng quyền lợi chính đáng của mình. Nhiều DN lý giải, mục tiêu và chính sách đặt ra nhiều nhưng suốt thời gian qua, DN không thấy hỗ trợ gì, vẫn phải “tự bơi” trong môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, thủ tục hành chính vẫn gây phiền hà, sách nhiễu. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, Nghị quyết đưa ra thì hay nhưng vì tình trạng “trên bảo dưới không nghe” nên khó vẫn hoàn khó.
Mặt khác, các DN mong muốn việc thực thi không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào những thiếu sót, vấn đề bức thiết nhất của DN. Trung tâm nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đề xuất Chính phủ tập trung vào việc cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho DN; tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp, đặc biệt là DN đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của DN.
Còn theo ông Mạc Quốc Anh, việc thực hiện theo Nghị quyết cần chú trọng hơn đến các vấn đề liên quan đến nguồn hỗ trợ như: Lãi suất, nguồn vốn tín dụng… đặc biệt là tập trung vào quỹ đầu tư cho khởi nghiệp. Hơn nữa, các DN cũng mong muốn sự chung tay của Chính phủ vào việc hợp tác, liên kết giữa các DN nhỏ và vừa và giữa những DN ngành công nghiệp hỗ trợ. DN cần Chính phủ đứng ra làm “bà mối” để sự quản lý của các bộ, ngành được thống nhất, tránh sự chồng chéo.
Nhìn chung, với một Nghị quyết bao hàm các vấn đề rất rộng của DN thì việc xử lý, giải quyết những tồn tại còn phát sinh cần sự quyết liệt và sự chung tay của bộ máy lãnh đạo và DN. Nhưng trên hết, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức, nhận thức của từng cá nhân, đơn vị có liên quan đến việc hỗ trợ DN, để thực sự coi DN là đối tượng cần phục vụ, là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Những đổi mới này sẽ khó có thể được thực hiện ngay và luôn, mà cần một quá trình lâu dài nhưng bền vững.
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK