Mỗi địa phương một cách hiểu khác nhau về quy định pháp luật
Nhiều văn bản pháp luật cần sửa đổi để phù hợp hơn với bối cảnh hiện nay. Ảnh: Internet |
Tại diễn đàn chính sách trực tuyến về hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 do Tạp chí Hải quan tổ chức vừa qua, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nêu lên một giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp không tốn nhiều nguồn lực là phải tiếp tục tháo gỡ sự chồng lấn, phiền hà của quy định pháp luật, phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh.
Vì thế, trong buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với VCCI hôm 7/10, ông Đậu Anh Tuấn đã một lần nữa nhấn mạnh về sự chồng chéo, xung đột của pháp luật đối với doanh nghiệp. Theo ông Tuấn, một dự án đầu tư hay một doanh nghiệp hoạt động phải chịu sự điều chỉnh của “ma trận” hệ thống pháp luật khác nhau. Do đó, các dự án cứ “chạy vòng vòng” và doanh nghiệp phải mất rất nhiều công để làm thủ tục. Hơn nữa, vừa qua có nhiều mô hình kinh doanh mới, nhưng cách tiếp cận về khuôn khổ pháp lý chưa thống nhất.
Lấy ví dụ cụ thể hơn về vấn đề này, bà Phạm Thị Bích Huệ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cảng Quốc tế Long An, đại diện Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho hay, mặc dù quy định về đấu thầu trong Luật Đầu tư là hình thức minh bạch, nhưng yêu cầu về kinh nghiệm để áp dụng chung cho doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là chưa phù hợp, tạo thành rào cản cho các doanh nghiệp trẻ và doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hay với Luật Đất đai, theo bà Phạm Thị Bích Huệ, nhiều địa phương thực hiện theo cảm tính về quy định đóng tiền thuê đất, có địa phương yêu cầu đóng một lần 50 năm, có địa phương yêu cầu đóng hàng năm. Hoặc quy định về kho bãi, có nơi hiểu kho bãi là bất động sản nên cho phép mật độ xây dựng 50%, nhưng một số địa phương lại hiểu kho bãi là khu công nghiệp nên áp dụng mật độ xây dựng 60%. Những cách hiểu khác nhau như vậy khiến doanh nghiệp gặp trở ngại, lúng túng trong áp dụng thực tế.
Chính vì thế, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái kiến nghị, các cơ quan soạn thảo pháp luật cần lấy quan điểm hỗ trợ đồng hành với doanh nhân, doanh nghiệp là chính. Các quy định pháp luật cần sử dụng các từ ngữ dễ hiểu, không nên để các bên lợi dụng, bóp méo tạo giấy phép con, tạo rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp.
“Chúng ta đã hội nhập, nên việc chỉnh sửa các văn bản pháp luật cũng phải có tính hội nhập. Thực tế có rất nhiều hợp đồng kinh tế được ký kết, xét xử theo luật nước ngoài hoặc luật của Singapore, không áp dụng luật Việt Nam. Đây cũng là minh chứng pháp luật Việt Nam chưa hội nhập nhiều”, ông Phạm Đình Đoàn nêu rõ.
Theo quan điểm của ông Đậu Anh Tuấn, xu hướng một số luật đang trao quyền trực tiếp cho các bộ quá nhiều, nên chưa đúng tinh thần của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Do vậy, đại diện VCCI kiến nghị Quốc hội cần có chương trình rà soát tổng thể, liên quan đến thủ tục hành chính, phí… Đồng thời, cần sửa đổi các quy định phù hợp với bối cảnh mới hiện nay.
Từ ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia, cũng tại buổi làm việc với VCCI, ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội thông tin, vừa qua, Uỷ ban được giao nhiệm vụ xây dựng đề án luật, pháp lệnh năm 2021-2026 với 8 định hướng lớn trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh… Ngày 5/10 vừa qua, Quốc hội đã trình đề xuất một luật sửa 10 luật, trong đó sửa đổi nhiều luật quan trọng như Luật Điện lực, Luật Hải quan, Luật Đầu tư công, Luật Nhà ở…
Vì thế, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, Quốc hội luôn ghi nhận ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, đây là những ý kiến quan trọng giúp quá trình lập pháp có thể xây dựng những quy định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Tin liên quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK