Pháp luật không thể theo kịp khoa học công nghệ, cần các ngoại lệ đặc thù
Tại tọa đàm, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật cho Cách mạng 4.0. Ảnh: H.Dịu |
Ngày 29/9, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm đối thoại chính sách “Hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Cách đây 2 năm, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0). Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quyết định có nội dung chính sách về lĩnh vực kinh tế số, chuyển đổi số, giao dịch điện tử trong nhiều lĩnh vực như Chính phủ số, an toàn thông tin mạng, chuyển đổi số…
Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế (Bộ Tư pháp) nhận định, về thể chế trong bối cảnh Cách mạng 4.0, có 2 vấn đề chính cần quan tâm là pháp luật và tổ chức pháp luật. Pháp luật không bao giờ theo kịp sự vận động của khoa học công nghệ, nên phải dùng các quy định của pháp luật hiện hành cộng thêm các ngoại lệ đặc thù để điều chỉnh, quản lý một số mô hình kinh doanh mới. Nhưng quan trọng nhất vẫn là việc áp dụng pháp luật như thế nào, điều này đòi hỏi người áp dụng và thi hành phải hiểu về công nghệ và các đặc thù của Cách mạng 4.0 để có biện pháp xử lý phù hợp.
Nói cụ thể hơn về những thay đổi của pháp luật, theo PGS.TS. Trần Văn Nam, Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhiều văn bản pháp lý của Việt Nam đang từng bước được ban hành để điều chỉnh quan hệ của các chủ thể tham gia cuộc Cách mạng 4.0 tại các văn bản Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật An ninh mạng…
Tuy nhiên, ông Trần Văn Nam cho rằng, Luật An ninh mạng dù có hiệu lực từ đầu năm 2019 nhưng hiện vẫn chưa có nghị định chi tiết hướng dẫn về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nên chưa hướng tới thực hiện triệt để quy định “thông tin người dùng Việt Nam chỉ được tồn tại trong lãnh thổ Việt Nam”, nhằm bảo vệ thông tin người tiêu dùng có hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát các giao dịch xuyên biên giới tốt hơn.
Nói về chính sách pháp luật trong thị trường số, ông Ngô Đức Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cho hay, các chính sách về nền kinh tế chia sẻ, phát triển doanh nghiệp công nghệ số vẫn còn nhiều nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu, xây dựng thành quy định của pháp luật. Hơn nữa, việc xây dựng chính sách cần theo dõi, giám sát về tính thống nhất, đan xen và bổ trợ cho nhau nhằm giúp các chiến lược phát triển mang tầm nhìn dài hạn.
Cũng tại Tọa đàm, đại diện Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp đã đề cập đến khung khổ pháp luật của Hợp đồng thông minh - là những thỏa thuận được tự động thực thi bằng các máy tính đã và đang được phát triển hoặc sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, chuỗi cung ứng, giao thông… Hiện khung pháp luật hiện hành của Việt Nam về hợp đồng và giao dịch điện tử đã khá đầy đủ, tuy nhiên, vị này cho rằng có thể nên sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
Từ những vấn đề nêu trên, các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo yêu cầu hội nhập, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, trong đó ban hành Luật bảo vệ thông tin cá nhân cần được xem là một ưu tiên. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần mạnh dạn chấp nhận các mô hình kinh doanh mới và các công nghệ mới bằng cách tiếp cận mới trong quản lý như áp dụng khung pháp lý thử nghiệm (Sandbox).
Trong đó, PGS.TS. Trần Văn Nam đã nêu lên giải pháp để hạn chế tối đa việc thất thoát thuế. Đó là cần bổ sung quy định đơn vị cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử có tính đa quốc gia phải thành lập chi nhánh tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện thuế tại Việt Nam thì mới có thể vào thị trường Việt Nam khai thác. Cơ quan chức năng nên thực hiện thu thuế theo quy định về thuế nhà thầu và tiến hành hoàn thuế khi các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh mình đã thực hiện các nghĩa vụ thuế đó tại nước sở tại để đảm bảo thực hiện đúng quy định về Hiệp ước chống đánh thuế hai lần mà Việt Nam tham gia ký kết.
Tin liên quan
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam chiêu mộ thêm các nhân tài công nghệ
18:43 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghệ Australia khám phá tiềm năng số hóa tại Việt Nam
16:09 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics