Lào Cai buộc thôi việc cô giáo đánh học sinh: Lo cho đạo đức nhà giáo
Ghê sợ và ám ảnh, đó là cảm giác chung của nhiều người khi xem bức ảnh em học sinh Phàn Chung Thủy-7 tuổi ở Lào Cai bị cô giáo đánh thâm tím mặt mày. Hội đồng kỷ luật cũng đã áp dụng mức xử phạt cao nhất là buộc thôi việc đối với viên chức, giáo viên Trần Thị Thu Trà, thuộc biên chế Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát vì hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo.
Cô giáo vi phạm đạo đức nhà giáo đã bị xử lý, nhưng ai dám khẳng định, trong tương lai sẽ không còn những nhà giáo có tâm hồn quỷ dữ như vậy?
Người Việt ta vẫn an ủi nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn: “trong cái rủi có cái may”. Trong trường hợp này, cái rủi là em học sinh bị đánh quá dã man, hoảng loạn tinh thần. Nhưng vì hành vi độc ác của cô giáo bị phát giác nên đã loại khỏi ngành một con người không xứng đáng, giúp cho bạn bè của em không phải sống trong sợ hãi. Bởi biết đâu, vì sự ức chế của bản thân, một ngày nào đó cô giáo Thu Trà lại trút sự bực dọc lên đầu nhiều em học sinh khác! Các em quá nhỏ bé, yếu ớt để chống lại những hành vi bạo lực của người lớn.
Môi trường sư phạm của chúng ta đang “rất có vấn đề”. Bởi lẽ, chuyện học sinh đánh lộn, thầy đánh trò, cô tát cháu và nhiều tiêu cực khác trong ngành giáo dục… không còn là chuyện hiếm lạ. Thực tế này khiến những người làm cha mẹ có con đang theo học ở các trường thấy bất an vô cùng. Bởi các con hàng ngày đến trường làm sao tránh được những rủi ro mà các bạn chúng đã gặp phải. Tất cả lại trông vào sự may rủi của số phận. Con mình may mắn thì thoát!
Nghề làm thầy là nghề lấy nhân cách để giáo dục nhân cách. Người Việt Nam có truyền thống “Tôn sư trọng đạo” chính vì thế nghề giáo luôn được coi là một nghề cao quý. Đã từ lâu, đất nước Việt Nam dành ngày 20-11 để tôn vinh nhà giáo. Đây cũng là dịp để các bậc phụ huynh, học sinh bày tỏ sự yêu quý, kính trọng với những người thầy.
Trong xã hội hiện đại, truyền thống này vẫn còn nhưng đã “biến tướng” đi rất nhiều. Nhiều người lợi dụng dịp này để tặng những món quà đắt tiền cho thầy cô để con cái họ nhận được sự ưu ái trong học tập, rèn luyện. Cũng vì xã hội biến đổi, nên nhiều thầy cô nảy sinh tâm lý chờ đợi, vòi vĩnh vật chất từ phía phụ huynh, học sinh. Nhiều em chứng kiến cảnh thầy cô nhận quà từ cha mẹ mình rồi phân xử không công bằng giữa các em nên khiến các em có thái độ khinh miệt thầy cô. Không còn là lạ khi nghe các em học sinh kêu thầy cô của mình là ông, bà, mụ, lão… Thậm chí, có em cãi nhau tay đôi với thầy/cô; tệ hơn nữa là thầy trò xông vào “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng “thầy chẳng ra thầy, trò không ra trò” như hiện nay? Đầu tiên có thể kể đến là vấn đề giáo dục đạo đức người thầy có vấn đề. Đầu vào của các trường đại học, cao đẳng sư phạm hiện nay đang vô cùng thấp. Nhiều trường cao đẳng, trung cấp sư phạm chỉ tuyển sinh được những em có điểm thấp, không thi đỗ đại học. Còn các em, không phải do yêu nghề, có năng lực nghề, yêu trẻ mà chọn ngành sư phạm. Các em chỉ vào học ở các trường sư phạm để sau này kiếm một cái nghề nuôi sống bản thân. “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” – hiện đang rất đúng và khá phổ biến ở nước ta. Đây là nguyên nhân gốc rễ khiến cho chất lượng người thầy kém như hiện nay.
Một nguyên nhân nữa là xã hội không coi trọng nghề sư phạm. Một ngành đào tạo nhân lực cho tất cả các ngành nghề trong xã hội nhưng lại không được xã hội tôn vinh, lương thấp, áp lực lớn.
“Yêu trẻ trẻ đến nhà” câu nói ấy hàm chứa một điều rằng, các em tuy còn nhỏ bé, ngây dại nhưng lại rất nhạy cảm, cảm nhận được chính xác tình cảm yêu ghét mà người thầy, người cô và bất kỳ ai ở xung quanh dành cho mình. Trong môi trường sư phạm, thầy cô là những người "bề trên". Nếu như “Bề trên mà chẳng chính ngôi khiến cho bề dưới chúng tôi hỗn hào”. Xây dựng một môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh phải bắt đầu từ chính người thầy. Các em học sinh như một tờ giấy trắng nên các thầy cô vẽ yêu thương xã hội sẽ nhận được yêu thương; vẽ bằng bạo lực thì sẽ nhận được sự kinh hãi, hận thù.
Tin liên quan
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK