Lạm dụng kháng sinh hôm nay, ngày mai không thuốc chữa
Thực trạng này đặt Việt Nam trước nguy cơ trở thành nước đầu tiên đối mặt với việc không có thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Giải pháp nào cho Việt Nam xung quanh vấn đề này? Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
Xin ông cho biết thực trạng của vấn đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam hiện nay?
Kháng thuốc là tình trạng các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng… kháng lại các thuốc kháng sinh đã nhạy cảm với các vi sinh vật này trước đây. Đó là hệ quả tất yếu của quá trình sử dụng thuốc trong điều trị và đặc biệt gia tăng khi việc lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến hơn. Tình trạng kháng tất cả loại thuốc là cơn ác mộng của loài người.
Kháng thuốc hiện không của riêng quốc gia nào mà là vấn đề y tế toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. WHO xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới. Hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh. Tỷ lệ vi khuẩn gram âm kháng với kháng sinh carbapenem - nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay lên đến 50%. Đáng lo hơn, nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc kháng sinh mà phổ biến nhất có thể kể đến là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.
Theo ông, nguyên nhân của tình trạng kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kháng thuốc. Thứ nhất là do nhận thức của cộng đồng, cán bộ y tế về kháng sinh và kháng thuốc còn hạn chế, sử dụng kháng sinh ngay cả khi không có chỉ định. Mặt khác, do việc sử dụng kháng sinh tùy tiện khi không có đơn của bác sỹ, người dân có thể tự ý mua kháng sinh ở các hiệu thuốc. Bộ Y tế đã có quy định yêu cầu các nhà thuốc chỉ bán kháng sinh khi có đơn của bác sỹ, tuy nhiên nhiều nơi không thực hiện, trong khi chế tài xử phạt thấp. Khảo sát của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho thấy, hiện Amoxicilin, Cephalexin, Azithromycin là 3 loại kháng sinh phổ biến trên thị trường được bán mà không cần đơn thuốc của bác sỹ. Chưa kể thống kê chưa đầy đủ của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, ở khu vực thành thị có đến 88% kháng sinh được bán ra mà không cần kê đơn, trong khi ở nông thôn tỷ lệ này còn cao hơn, lên đến 91%.
Về phía nhân viên y tế, vẫn còn tình trạng bác sỹ điều trị kê đơn thuốc lạm dụng kháng sinh, chỉ định kháng sinh không phù hợp hoặc lạm dụng kháng sinh đắt tiền, thế hệ mới. Bên cạnh đó nhiều bác sỹ còn kê tới hai loại thuốc kháng sinh trong một đơn thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật cũng như cho mục đích kích thích tăng trưởng đã tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc. Điều tra gần đây của Bộ Y tế cho thấy, tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh rất cao, trong các bệnh viện 50% chi phí khám chữa bệnh dành cho tiền thuốc điều trị thì thuốc kháng sinh chiếm tới 33%. Tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh ở các bệnh viện tuyến Trung ương chiếm gần 30% chi phí điều trị, trong khi các BV tuyến tỉnh là 35%, bệnh viện tuyến huyện là 45%.
Nói như vậy có nghĩa Việt Nam có khả năng trở thành một trong những nước đầu tiên đối diện với tình trạng không có kháng sinh để điều trị bệnh, thưa ông?
Khi nhiều quốc gia phát triển còn đang sử dụng hiệu quả kháng sinh thế hệ 1, thì Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4, trong khi đó, để tìm ra một loại kháng sinh mới cần nhiều thời gian và rất tốn kém. Trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1987, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh và từ năm 2008 đến nay gần như không có kháng sinh mới nào được tìm ra. Lịch sử sáng chế kháng sinh và quá trình phát triển của nó cho thấy tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp so với mức độ gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc. Theo đó, những năm 1940 kháng sinh đầu tiên được phát minh là penicillin nhưng chỉ 10 năm sau đã xuất hiện vi khuẩn kháng loại thuốc này. Trong khi đó, các báo cáo về vi khuẩn kháng các loại kháng sinh cũ ngày càng tăng lên.
Các kháng sinh mới thì chưa được tìm ra, còn kháng sinh cũ ngày càng bị kháng thuốc nhiều hơn. Các chuyên gia thế giới lo ngại một ngày “vũ khí” chống vi khuẩn không còn, do vi khuẩn kháng lại hết những vũ khí ấy. Khi không còn thuốc điều trị, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận cái chết. Trong thực tế điều trị, rất nhiều bệnh nhân kháng thuốc khiến bác sĩ phải đổi kháng sinh đắt tiền, chi phí điều trị tốn kém hơn rất nhiều lần. Trước đây việc điều trị các bệnh truyền nhiễm khá dễ nhưng những năm gần đây bác sỹ đã phải sử dụng nhiều loại kháng sinh bậc cao vì vi khuẩn đã kháng với nhiều loại kháng sinh. Gặp phải vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh chỉ có cách là tăng liều cao hơn. Nếu tiếp tục tăng liều thì nguy cơ đến một ngày nào đó sẽ không còn thuốc để chữa và lúc đó tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm chắc chắn sẽ tăng cao…
Hậu quả của việc kháng thuốc rõ ràng là rất nghiêm trọng, Bộ Y tế đã có các biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng này, thưa ông?
Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh gia tăng, vì thế, việc sử dụng kháng sinh cho từng loại bệnh, từng đối tượng cần phải cân nhắc, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “nhờn” thuốc. Để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc kháng sinh, Việt Nam đã triển khai chiến lược phòng chống kháng thuốc của WHO với khẩu hiệu “Không hành động hôm nay, ngày mai không còn thuốc chữa”. Bộ Y tế cũng xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013.
Kế hoạch phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự nỗ lực và cam kết của tất cả các bộ, ngành, các cấp cùng vào cuộc để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc chứ không chỉ riêng trong ngành Y tế. Vì thế, Bộ Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống kháng thuốc với sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhóm giải pháp nữa là Bộ Y tế đã chuẩn hóa các tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn sử dụng kháng sinh; tập huấn, đào tạo cho cán bộ y tế để nâng cao trình độ, kỹ năng thực hành kê đơn thuốc tốt, đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị; xây dựng tài liệu hướng dẫn quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện. Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành văn bản pháp quy về hoạt động dược lâm sàng; kê đơn, sử dụng thuốc trong điều trị; thông tin thuốc; kiểm chuẩn xét nghiệm; kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế xây dựng kế hoạch cụ thể, như tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra việc sử dụng thuốc tại các bệnh viện, phòng khám tư nhân và các hiệu thuốc. Quản lý chặt chẽ việc bán thuốc theo đơn, không tự ý mua thuốc hoặc dùng thuốc kháng sinh không theo đơn.
Mới đây Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020. Nhóm sẽ có nhiệm vụ tham gia phối hợp, đánh giá, báo cáo giám sát về kháng thuốc và đưa ra các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics