Kinh tế Trung Quốc đối mặt với nguy cơ giảm phát
2023 có thể là một năm ảm đạm hơn đối với nền kinh tế toàn cầu Sự phục hồi của Trung Quốc sẽ “cứu nguy” cho kinh tế toàn cầu Mở cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc |
Giá hàng hóa giảm dẫn đến lạm phát thấp tại Trung Quốc |
Giá xuất xưởng tại các nhà máy Trung Quốc trong tháng 5 đã sụt giảm với mức độ nhanh nhất trong 7 năm qua, trong khi giá tiêu dùng hầu như không tăng. Các nhà kinh tế cho rằng việc không xuất hiện lạm phát có nghĩa là Trung Quốc có thể trải qua một thời kỳ giảm phát - giá cả giảm trên diện rộng - nếu nền kinh tế không phục hồi sớm. Lạm phát âm dai dẳng có xu hướng bóp nghẹt tăng trưởng và rất khó đảo ngược. Mặc dù một thời kỳ giá cả giảm kéo dài có lẽ không xảy ra, nhưng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nên ngăn chặn nguy cơ đó và khởi động lại nền kinh tế thông qua cắt giảm lãi suất, làm yếu đồng tiền, tăng nguồn cung tiền mặt hoặc khuyến khích chi tiêu đối với hộ gia đình và doanh nghiệp.
Giá cả giảm ở Trung Quốc không nhất thiết là tin xấu cho nền kinh tế toàn cầu. Carlos Casanova, nhà kinh tế cấp cao châu Á tại ngân hàng Union Bancaire Privée ở Hồng Kông (Trung Quốc), nhận định: "Ở một khía cạnh nào đó, Trung Quốc đang xuất khẩu lạm phát âm ra thế giới. Điều này có thể giúp giảm áp lực đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác đang nỗ lực kiểm soát lạm phát".
Giá xuất xưởng của Trung Quốc trong tháng 5 giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước, và là tháng thứ tám giảm liên tiếp. Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết giá tiêu dùng tăng chỉ 0,2%, cao hơn một chút so với mức tăng hàng năm 0,1% ghi nhận vào tháng 4 nhưng vẫn còn rất thấp so với mức lạm phát mục tiêu hàng năm 3% do Chính phủ đặt ra.
Giá các mặt hàng như dầu thô, thực phẩm và một số hàng hoá giảm trong giai đoạn gần đây, phần nào gây ra lạm phát thấp tại Trung Quốc. Trái ngược với tình hình tại hầu hết các nền kinh tế khác khi họ thoát khỏi đại dịch Covid-19, khó khăn của Trung Quốc là sự thiếu hụt chi tiêu cả trong nước và từ nước ngoài. Các nhà máy Trung Quốc đang giảm giá vì nước ngoài không tích cực mua hàng của họ như trước, trong khi các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng chi phí cho vay. Bất động sản đang ở trong tình trạng yên ắng, làm suy giảm đầu tư.
Dữ liệu lạm phát thêm vào chuỗi tín hiệu thất vọng về khả năng phục hồi của Trung Quốc, vốn được cho là sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu năm nay sau khi nước này từ bỏ các biện pháp kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt vào cuối năm 2022. Xuất khẩu của Trung Quốc giảm vào tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, lần giảm đầu tiên trong ba tháng. Các khảo sát doanh nghiệp cho thấy hoạt động nhà máy giảm trong tháng 5 và hoạt động ngành dịch vụ suy giảm.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia vẫn cho rằng Trung Quốc sẽ đạt hoặc vượt mục tiêu của Chính phủ là tăng trưởng kinh tế 5% trong năm nay, dựa trên cơ sở so sánh với năm 2022. Zichun Huang, nhà kinh tế Trung Quốc tại công ty tư vấn kinh tế Capital Economics, cho rằng Trung Quốc sẽ không trải qua giảm phát diện rộng. Dự kiến tăng trưởng giá tiêu dùng sẽ tăng trong những tháng sắp tới nhờ sự hỗ trợ từ các nhà hoạch định chính sách và thị trường lao động đang cải thiện.
Tin liên quan
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
AFP: Tăng trưởng của Trung Quốc năm 2024 có thể thấp nhất trong nhiều thập kỷ
08:20 | 17/10/2024 Nhìn ra thế giới
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
Tăng trưởng 2 con số, Viettel nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics