IMF hối thúc G20 sớm có những động thái mạnh mẽ hơn đối với tăng trưởng toàn cầu
Cũng theo bản báo cáo của IMF ngay trước thềm cuộc họp các Bộ trưởng tài chính và đại diện Ngân hàng trung ương các nước tại Thượng Hải, các nhà hoạch định chính sách của nhóm G20 "phải hành động ngay và thực hiện một cách mạnh mẽ" các chiến lược tăng trưởng trong hiện tại, trong khi chờ đợi việc thống nhất một kế hoạch chung nhằm kích cầu thông qua chi tiêu tài chính. IMF có thể sẽ tiếp tục cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong bản báo cáo tiếp theo vào tháng 4 tới.
Trong khi các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia, bao gồm cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob J. Lew ám chỉ rằng sẽ không thể có một nỗ lực chung, đáng kể nào có thể ngăn chặn được tình hình bất ổn trong thị trường tài chính hiện tại của nhóm G20, thì báo cáo của IMF lại kêu gọi các quốc gia cần phối hợp tốt hơn nữa đối với tình hình tăng trưởng toàn cầu thông qua việc ứng phó với tình hình suy thoái tại Trung Quốc và giá hàng hóa sụt giảm nghiêm trọng. Các nhân viên tại nhiều công ty cho vay có trụ sở tại Washington cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo xem xét về một sáng kiến chung, mang tính quốc tế nhằm hỗ trợ các quốc gia hiện đang nằm ở trung tâm của cuộc khủng hoảng người tị nạn, vì những cú sốc “phi kinh tế” kiểu như vậy "có thể có sức lan toả rộng lớn".
"Phản ứng về chính sách mạnh mẽ ở cả cấp quốc gia và đa phương là cần thiết và có thể thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu đi tới một con đường thịnh vượng hơn", trích trong nội dung báo cáo, được phát hành trước khi G20 họp và được chuẩn bị bởi Helge Berger, trưởng nhóm nghiên cứu của IMF. "Các quốc gia có thể đi xa hơn từ những kế hoạch đã được đồng thuận và đưa ra các biện pháp khác được xây dựng theo nguyên tắc cải cách đã áp dụng thành công để thúc đẩy tăng trưởng".
Báo cáo của IMF cũng đề cập tới việc giải quyết biến động ngoại hối. Một số nhà phân tích và các nhà đầu tư đã đề cập tới Thỏa ước Plaza (Plaza Accord) năm 1985 giữa các nền kinh tế lớn nhằm suy yếu đồng đô la và ổn định thị trường tiền tệ. Các quốc gia mới nổi nên sử dụng linh hoạt tỷ giá hối đoái, nếu khả thi, để giảm nhẹ tác động của các cú sốc bất lợi từ bên ngoài.
Những rủi ro lớn nhất
Các rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu bao gồm bất ổn dai dẳng tại thị trường các nền kinh tế phát triển, điều kiện tài chính chặt chẽ hơn tại các thị trường mới nổi, sự giảm tốc đột ngột của Trung Quốc và giá dầu vẫn đang tiếp tục lao dốc, IMF cho biết.
Về các khu vực cụ thể, IMF cho rằng việc nâng lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là “bằng chứng rõ ràng nhất về áp lực tiền lương và giá cả". Ngân hàng Trung ương châu Âu nên sử dụng tất cả các công cụ tài khóa có sẵn, trong khi Nhật Bản cần giải quyết tốc độ tăng trưởng không như kỳ vọng bằng các chính sách về tài chính, tái cấu trúc và thu nhập.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc - những người đã gây ngạc nhiên với giới đầu tư khi làm mất giá đồng Nhân dân tệ trong tháng 8, "cần phải đảm bảo thông tin liên lạc rõ ràng về chính sách tỷ giá hối đoái của nước này và phải sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng vừa phải, ở mức thấp hơn để phù hợp với việc tái cân bằng nền kinh tế”, IMF cho hay. Nếu tăng trưởng vẫn quá thấp, các nước cần phải xem xét lại các gói kích cầu từ ngân sách quốc gia mình.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob J. Lew cho rằng, ông không “mong đợi một phản ứng khủng hoảng trong một môi trường không có khủng hoảng". Mặc dù vậy, ông cũng thừa nhận Mỹ muốn có một cam kết nghiêm túc hơn từ các quốc gia khác trong nhóm G20 trong việc áp dụng các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tái cơ cấu nền kinh tế nhằm kích cầu.
Tin liên quan
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK