Hỗ trợ doanh nghiệp theo nhu cầu thiết thực
Ông Tô Hoài Nam. |
Năm 2019 là năm thứ hai Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa có hiệu lực, ông đánh giá như thế nào về tác động của Luật này với hoạt động hỗ trợ các DN Việt Nam năm qua?
Có thể nói, trong năm 2019, việc hoàn thiện thể chế các văn bản dưới luật tương đối toàn vẹn. Có đầy đủ các hướng dẫn, quy định, điều khoản rất cụ thể, giúp các cơ quan, bộ, ngành “chiếu” theo cơ cấu, nhiệm vụ để thực hiện, từ đó hỗ trợ nhiều nhất tới DN. Những điều này đã giúp các DN nhỏ và vừa, thậm chí là DN siêu nhỏ có thể tìm kiếm được sự hỗ trợ khi cần thiết, đưa các hoạt động hỗ trợ được xứng tầm với việc ban hành bộ luật riêng về hỗ trợ DN.
Tuy nhiên, điều còn chưa hoàn thành là vẫn thiếu quá nhiều chương trình, dự án cụ thể để thực hiện đạo luật này, nhiều chính sách chưa mang lại sự chuyển biến theo hướng tích cực. Nguyên nhân là các chương trình, dự án ở địa phương, cơ sở còn thiếu nguồn lực để hoạt động, nhất là nguồn kinh phí. Hơn nữa, các cơ quan quản lý vẫn chưa khắc phục được tình trạng bị phân tán, như ngành công thương chỉ hỗ trợ ngành công thương, ngành nông nghiệp chỉ hỗ trợ ngành nông nghiệp… thiếu sự kết nối, phối hợp nên nguồn lực vừa ít mà còn bị phân tán, khó tạo được sự hiệu quả, hiệu ứng tốt cho DN.
Ngoài những hoạt động hỗ trợ theo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa cũng như các văn bản dưới luật liên quan, theo ông, DN còn nhận được những động lực khác từ đâu?
Đối với DN, hành động, quá trình triển khai hoạt động hỗ trợ đến được DN mới là thiết thực, thực chất. Ngoài Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa như đã nêu trên, các DN đang được hưởng lợi rất nhiều từ các nghị quyết, quyết định, văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, tiêu biểu nhất là Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Trung ương Đảng. Điều này đã tạo ra những khung pháp lý rất rộng, tạo thành yếu tố cộng hưởng mạnh cho niềm tin và sức bật của DN tư nhân.
Theo một khảo sát mới nhất của Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam về mức độ hài lòng của DN về sự hỗ trợ, tạo động lực cho DN phát triển, cộng đồng DN đều đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, nhất là về công tác ứng dụng công nghệ, chuyển đổi hình thức làm việc, đơn giản hóa giấy tờ, giúp các DN tiết kiệm thời gian và chi phí rất lớn. Đơn cử như về ngành Hải quan, khảo sát của Hiệp hội cho thấy, có tới 37,5% DN cho rằng ngành Hải quan có những chuyển biến rất tốt và tốt để hỗ trợ DN, 55,2% hài lòng với những chuyển biến này, chỉ 7,3% DN cho rằng chưa có chuyển biến.
n Bước sang năm 2020, các DN mong muốn có được sự hỗ trợ về những vấn đề như thế nào, thưa ông?
- Trong các nguồn lực mà DN Việt Nam luôn thiếu và yếu thì tài chính luôn là vấn đề quan trong nhất. Vì thế, công tác hỗ trợ cần theo hướng đa dạng nguồn tài chính, thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ DN. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, các DN không chỉ cần kinh doanh được thuận lợi mà còn phải có những hoạt động về trách nhiệm xã hội. Một DN nếu nộp thuế đủ, kinh doanh tốt nhưng thiếu trách nhiệm với môi trường đều có thể lụi bại ngay. Vì thế, các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện cho các DN tiếp cận dễ hơn với mặt bằng để tổ chức sản xuất, từ đó giúp DN có thể tuân thủ về môi trường. Ngoài ra, các DN vẫn mong muốn được tôn trọng quyền sở hữu tài sản của họ, được coi những sáng kiến, đổi mới sáng tạo, quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản có thể thế chấp, làm tài sản đảm bảo trong hợp đồng tín dụng…
Có thể thấy, việc hỗ trợ DN còn rất nhiều việc để làm, xin ông cho biết, công tác này cần được thực hiện theo hướng nào để hiệu quả hơn trong thời gian tới?
Dựa vào những chính sách đã có, theo tôi, chúng ta gần như không phải bổ sung thêm nữa, điều quan trọng để đột phá là phải tăng cường hành động, bởi hoạt động kinh doanh của DN luôn cần những chỉ đạo, hướng dẫn rất cụ thể. Đối với cơ quan Trung ương, cần thành lập một tổ chức hoặc hội đồng để làm đầu mối với tính chất tham mưu trực tiếp cho Chính phủ về chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Hơn nữa, cơ quan này sẽ giúp các hoạt động hỗ trợ không bị tản mát, được liên thông với nhau. Tổ chức hoặc hội đồng này phải cần một người đứng đầu là thành viên lãnh đạo Chính phủ để có những chỉ đạo thông suốt giữa các bộ, ngành.
Đặc biệt, đã nói đến hỗ trợ thì phải có nguồn lực hỗ trợ, nếu không có thì không hành động được, chỉ có thể là hỗ trợ trên giấy mà thôi. Do vậy, các đơn vị phải tính toán nguồn lực nhất định, phải đưa vào những chương trình hỗ trợ thiết thực, đúng với nhu cầu DN đang cần. Nguồn lực mỏng mà hỗ trợ điều DN không cần thì lãng phí. Ví dụ như DN nhỏ và vừa có trào lưu chuyển đổi số, nhưng nhiều DN không hình dung ra được phải làm như thế do hạn chế về kiến thức. Lúc này, hoạt động hỗ trợ phải làm là trang bị về kiến thức, đào tạo cho các DN. Thực hiện những điều này rất cần sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề, vì cơ quan này luôn theo sát và hiểu rõ nhu cầu của hội viên.
Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ phải có trọng điểm nhưng cũng phải đa dạng, có cơ chế phù hợp với từng ngành nghề, từng địa bàn. Ngoài ra, tác phong làm việc, năng lực và tâm lý của cán bộ, công chức, người làm công tác hỗ trợ cũng phải có sự thay đổi và chuyển biến. Công tác quản lý nên chọn người giỏi, hiểu rõ công việc, kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm tiếp cận DN.
Xin cảm ơn ông!
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Niềm tin quyết định tăng trưởng Dự báo của các tổ chức quốc tế có uy tín đều đưa ra những con số lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 90% cộng đồng kinh doanh trong và ngoài nước tin rằng tình hình kinh doanh sẽ ổn định và tốt hơn trong thời gian tới. 130.000 DN thành lập mới và quay trở lại kinh doanh trong 9 tháng đầu năm nay và 70% các DN FDI cho biết sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Cải cách thể chế được tăng tốc, hội nhập được thúc đẩy, niềm tin thị trường được củng cố, tinh thần khởi nghiệp được lan tỏa, hệ sinh thái cho khởi nghiệp đang được hoàn thiện... Tuy nhiên, là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam sẽ phải dè chừng nguy cơ từ xu thế tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các nước… Do đó, chúng ta phải có những hỗ trợ và tạo động lực cần thiết cho DN, bởi niềm tin và sự đầu tư của cộng đồng DN sẽ quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bà Bùi Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chính sách còn “vênh” Sau 2 năm, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa được nhiều địa phương triển khai tốt, có khoảng hơn 50 địa phương đã xây dựng các đề án, chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Nhiều địa phương cũng dành nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương cho các hoạt động hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Nhờ đó, số lượng DN đăng ký thành lập mới tăng liên tục trong thời gian qua. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc triển khai luật cũng còn rất nhiều hạn chế. Một số chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa được đề cập trong Luật hiện chưa triển khai được trên thực tế do quy định pháp lý chưa hoàn thiện và thống nhất. Điển hình như cơ chế ưu đãi thuế Thu nhập DN nhỏ và vừa đang “vênh” với quy định trong Luật Thuế hiện nay, vì vậy muốn có ưu đãi thuế Thu nhập cho DN nhỏ và vừa phải chờ sửa đổi Luật Thuế hay chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải chờ điều chỉnh Luật Đất đai... Minh Chi (ghi) |
Tin liên quan
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
15:08 | 23/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics