Chủ tịch VCCI: Hệ thống pháp luật vừa thông thoáng, vừa lủng củng
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Dịu |
Thuế, Hải quan là những lĩnh vực tiên phong trong cải cách
Sáng 17/12, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 02 năm 2019 và Nghị quyết 35 năm 2016 của Chính phủ.
Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 (Nghị quyết 02). Trước đó, vào năm 2016, Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (Nghị quyết 35) đã đưa ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ cho các bộ ngành và địa phương để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Vì thế, Báo cáo của VCCI đã đưa ra những đánh giá thực tế của các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh như thuế, hải quan, chất lượng hạ tầng, tín dụng, đăng ký kinh doanh, giấy phép con, kiểm tra chuyên ngành... Ngoài phản ánh các trải nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp, báo cáo cũng sẽ cố gắng chỉ ra nguyên nhân và kiến nghị một số giải pháp để cải thiện trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nêu rõ, không chỉ với 2 Nghị quyết nêu trên, hành trình cải cách của Việt Nam cần được đặt vào cuộc đua toàn cầu về năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh. "Cỗ xe" thể chế với rất nhiều bánh xe, rất nhiều khớp nối nhưng sẽ rất thuận lợi cho phát triển nếu các bánh xe này khớp nhau. Tuy nhiên thực tế, hệ thống pháp luật hiện vừa thông thoáng lại vừa lủng củng.
Theo ông Lộc, sau những nỗ lực, từ 2014 đến 2018, Việt Nam đã tăng 30 bậc về năng lực cạnh tranh, nhưng vẫn đang ở mức trung bình của thế giới, năng lực cạnh tranh trong ASEAN chưa vào top 4.
Trong Nghị quyết 35 đã coi doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển của nền kinh tế, nhưng các doanh nghiệp cho biết việc cải thiện môi trường kinh doanh còn “khấp khểnh”.
Ông Vũ Tiến Lộc cho biết, thuế và hải quan trước đây là hai lĩnh vực phiền hà nhưng nay lại là tiên phong nhất trong cải cách hành chính tại Việt Nam; ngược lại, nhiều lĩnh vực hầu như không có cải thiện trong nhiều năm qua.
Nỗ lực của các địa phương cũng là khác nhau khiến tốc độ tăng doanh nghiệp giữa các địa phương cũng khác nhau. Hơn 40% doanh nghiệp cho biết phải đi lại nhiều lần, 58% doanh nghiệp cho biết gặp nhũng nhiễu khi thực hiện các thủ tục hành chính. Thanh kiểm tra vẫn còn nặng nề…
“Chúng ta phải phát triển thành thể chế kim cương. Có nghĩa là thể chế phải trong sạch, minh bạch như kim cương, nhưng cũng phải ổn định, vững chắc như kim cương”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Gánh nặng giấy phép con
Nói cụ thể hơn về báo cáo tình hình thực hiện 2 Nghị quyết của Chính phủ qua điều tra doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho hay, trong năm 2018, hầu hết các bộ đều đã ban hành được Nghị định về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý. Các điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hoá của nhiều bộ vượt mức 50%.
Tại các văn bản pháp lý khác thì quá trình xây dựng, thẩm định cũng được chú trọng hơn vào yếu tố kiểm soát sự ban hành mới các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh.
“Nếu như năm 2017 có 58% doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện thì năm 2018 đã giảm xuống chỉ còn 48%. Nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận đây vẫn là con số cao, bởi nếu nhân với hơn 714.000 doanh nghiệp hiện nay thì tức là có đến gần 350.000 doanh nghiệp vẫn phải xin một loại giấy phép con nào đó”, ông Đậu Anh Tuấn cho biết.
Hơn nữa, theo đánh giá của VCCI, nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh không hợp lý, không minh bạch, không khả thi. Tuy nhiên, về mặt lập pháp thì việc tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hoá các quy định về điều kiện kinh doanh khó có thể tiếp tục được thực hiện ở cấp nghị định, mà phải ở cấp luật.
Bên cạnh đó, sau hơn 3 năm, kể từ năm 2016, danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đang tiếp tục được tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với các kiến nghị của doanh nghiệp trong suốt mấy năm qua thì việc sửa đổi lần này vẫn chưa đạt như kỳ vọng.
Cụ thể, ông Tuấn cho hay, nhiều ngành nghề không nên xác định là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vẫn tiếp tục được giữ lại. Ví dụ như ngành nghề xuất khẩu gạo; Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển; Kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim; Kinh doanh dịch vụ lữ hành...
Từ những vướng mắc còn tồn tại này, báo cáo của VCCI đã đưa ra khuyến nghị cho 13 nhóm chỉ số như: khởi sự kinh doanh, nộp thuế, giấy phép xây dựng và giấy phép liên quan, cải cách điều kiện đầu tư kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá và kiểm tra chuyên ngành…
Tin liên quan
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
23:44 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics