Hỗ trợ doanh nghiệp để tăng độ phủ của chương trình bình ổn thị trường
Việc chậm trễ trong điều chỉnh giá đã gây không ít khó khăn cho các DN tham gia bình ổn thị trường. Ảnh: TL |
Doanh nghiệp và người dân đều hưởng lợi
Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op): TPHCM cần gấp rút hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với những cam kết của thị trường quốc tế và nội địa, thúc đẩy nhanh việc áp dụng quy chế triển khai chương trình bình ổn thị trường nhằm cụ thể hóa hơn nữa cơ chế, chính sách hỗ trợ, phân định trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tham gia chương trình. Đồng thời, đẩy mạnh quy hoạch, phát triển thương mại hiện đại nhằm đáp ứng tốt hơn việc cung ứng hàng hóa ra thị trường; tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quy hoạch, xây dựng hệ thống logistics, kho trung tâm phân phối hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên địa bàn TPHCM cũng như các tỉnh thành khác… Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM: Các sở ngành cần hỗ trợ kết nối để tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng từ nguyên liệu, sản xuất đến chế biến, vận chuyển, phân phối… đều cùng tham gia và thống nhất cắt giảm một phần lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với toàn chuỗi và người tiêu dùng thì hiệu quả của chương trình Bình ổn thị trường mới được nâng cao, tạo sự đột phá và được nhân rộng. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ truyền thông nhận diện thương hiệu của chương trình để giúp người dân dễ dàng nhận diện hình ảnh thương hiệu và tin tưởng sử dụng. |
Trong 20 năm triển khai, chương trình Bình ổn thị trường tại TPHCM đã hình thành các chuỗi cung ứng tối ưu, phát triển đồng bộ hệ thống phân phối, kiểm soát hiệu quả thị trường, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng khan hàng, sốt giá như dịch cúm gia cầm năm 2003, sốt giá gạo năm 2008, sốt giá trứng gia cầm năm 2013, sốt giá đường năm 2014… Qua đó góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, chỉ số CPI của Thành phố thường xuyên ở mức thấp hơn bình quân cả nước.
Bên cạnh đó, để thực hiện chương trình Bình ổn thị trường dài hạn, đi vào chiều sâu, TPHCM đã thực hiện đồng thời nhiều chương trình, đề án bổ sung để hỗ trợ, thúc đẩy DN đầu tư, phát triển. Nổi bật là chương trình kích cầu đầu tư, chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị… Nhờ đó, đến nay phần lớn DN bình ổn thị trường Thành phố đều đã xây dựng các chuỗi liên kết hoàn chỉnh, hình thành vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài tại Thành phố và các tỉnh, thành. Điển hình, các DN sản xuất như Vissan, Ba Huân, San Hà, C.P Việt Nam, Vĩnh Thành Đạt… đều có nhà máy chế biến thực phẩm quy mô lớn, hiện đại đồng thời thiết lập hệ thống trang trại chăn nuôi, liên kết phủ khắp các tỉnh, thành; các hệ thống phân phối như Saigon Coop, Bách Hoá Xanh, MM Mega Market, Central Retail… đều có hệ thống kho bãi, logistics, siêu thị phủ khắp cả nước, là đầu mối liên kết, thu mua tại chỗ các mặt hàng nông sản với sản lượng lớn, cung cấp thị trường cả nước…
Ở góc độ DN, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cho biết, chương trình Bình ổn thị trường đã giúp các DN xác lập được sự tín nhiệm của đối tác, người tiêu dùng; nhiều DN hội viên gắn bó với chương trình như Satra, Sagri, Cholimex, Vissan, Vĩnh Thành Đạt, Ba Huân, San Hà, Vinamilk… đã phát triển lớn mạnh, có sự tăng trưởng vượt bậc cả về quy mô, doanh số và khẳng định được thương hiệu. Ngoài ra, thông qua việc kết nối ngân hàng - DN, các DN được tiếp cận các gói vốn vay ưu đãi để đầu tư nuôi trồng, sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển hệ thống phân phối và dự trữ, cung ứng hàng hóa… Cùng với đó, hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh, thành đã tạo điều kiện cho DN đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tại các tỉnh, thành và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
Mở rộng ra toàn chuỗi cung ứng
Số liệu thống kê của TPHCM cho thấy sau 1 năm mở cửa tái khởi động và đẩy mạnh các hoạt động kinh tế - xã hội hậu Covid-19, các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đã trở về trạng thái bình thường so với thời điểm trước dịch; hoạt động sản xuất lẫn thương mại – dịch vụ… đang có chiều hướng tăng trưởng tốt, mang lại kỳ vọng mới cho sự phát triển trong thời gian tới. Các kênh phân phối hồi phục nhanh cho thấy tình hình thị trường trên địa bàn TPHCM khá sôi động.
Mặc dù vậy, theo các DN, nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, sức mua toàn cầu suy giảm do lạm phát cao tại những thị trường nhập khẩu quan trọng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu… là những khó khăn, thách thức mà DN đang phải đối diện và cần vượt qua. Trong bối cảnh đó, để nâng cao hiệu quả của chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn TPHCM trong thời gian tới, ông Yostsawet Srisutiwong, Giám đốc Tài chính và hành chính nhân sự Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam cho rằng cần huy động tối đa các nhà sản xuất cùng tham gia và không phân biệt nhà sản xuất đó đang ở tại tỉnh, thành nào.
“Sau 20 năm triển khai thực hiện, chương trình bình ổn thị trường TPHCM đã được xã hội hoá, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia. Thế nhưng, đến nay lực lượng chính vẫn là các DN trên địa bàn TPHCM, chỉ một số ít DN đến từ các tỉnh, thành khác. Việc mở rộng tối đa đối tượng DN tham gia chương trình, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các DN tại những tỉnh, thành khác cùng thực hiện bình ổn sẽ giúp lan toả nhanh, mạnh hiệu quả bình ổn, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội ở phạm vi rộng hơn” - ông Yostsawet Srisutiwong nhận định.
Ở góc độ nhà sản xuất, ông Nguyễn Đăng Phú, Phó tổng giám đốc Công ty Vissan chỉ ra rằng, trong thực tế, việc thực hiện bình ổn thị trường hiện đang áp dụng với sản phẩm đầu ra, trong khi nguyên liệu đầu vào không được bình ổn giá. Điều này đã tạo ra nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả tối ưu của chương trình Bình ổn thị trường. Do đó, ông Phú đề xuất TPHCM cần xem xét mở rộng bình ổn thị trường cả chuỗi cung ứng từ nguyên liệu – sản xuất – tiêu thụ hàng hóa.
Ngoài ra, ở góc độ phân phối, ông Yostsawet Srisutiwong cho rằng, với sự thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân sau dịch Covid-19, chương trình bình ổn thị trường nên được triển khai cả trên các nền tảng thương mại điện tử để gia tăng độ phủ sóng cũng như hiệu quả.
Ông Phú cũng nêu, theo quy định của chương trình Bình ổn thị trường, khi giá nguyên liệu, chi phí đầu vào biến động tăng hoặc giảm từ 5%-10% so với thời điểm đăng ký giá liền kề trước, các DN sẽ được điều chỉnh giá bán. Khi điều chỉnh giá, DN thực hiện đăng ký lại giá bán với Sở Tài chính và phải được Sở Tài chính chấp thuận bằng văn bản qui định cụ thể về giá và thời điểm áp dụng. “Tuy nhiên, trong một vài thời điểm, giá nguyên liệu heo hơi có xu hướng tăng cao, công ty gửi văn bản đề nghị điều chỉnh tăng giá bán nhưng cơ quan chức năng chậm trễ cho áp dụng giá điều chỉnh, ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của công ty” – ông Phú nêu.
Do đó, ông Phú đề xuất cần có cơ chế ưu tiên, hỗ trợ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của DN tham gia Bình ổn thị trường phát sinh trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa… đặc biệt là các khó khăn liên quan đến thủ tục pháp lý về xác lập quyền sở hữu đất đai, mặt bằng, nhà xưởng khi DN thực hiện cổ phần hóa hoặc thay đổi mô hình hoạt động.
Tin liên quan
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
13:22 | 23/12/2024 An ninh XNK
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics