Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”
![]() |
Tiêu thụ đồ uống có đường quá mức là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Ảnh: TL |
Gánh nặng bệnh tật từ tiêu thụ đồ uống có đường quá mức
Thống kê cho thấy, tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam đã tăng nhanh trong 15 năm qua. Năm 2023, người Việt Nam uống đồ uống có đường gấp 4 lần so với năm 2009.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ rõ, người lớn uống 1 lon nước ngọt/ngày trong vòng 1 năm có thể tăng tới 6,75kg cân nặng nếu giữ nguyên mức dung nạp năng lượng từ các nguồn thực phẩm khác. Trẻ em uống nhiều đồ uống có đường thường xuyên có nguy cơ béo phì cao hơn 2,5 lần so với những trẻ không uống. Đây không phải là đồ uống lành mạnh, đặc biệt với trẻ em.
TS Angela Pratt, Trưởng Đại diện của WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, nhiều người không biết chỉ một lon nước ngọt có ga 330ml chứa tận 10 thìa cà phê đường, tương đương khoảng 40g đường. Trong khi một ngày, mỗi người không nên tiêu thụ quá 50g đường từ tất cả các nguồn.
Hiện nay đã có những bằng chứng mạnh mẽ từ WHO chứng minh rằng, việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, sâu răng, loãng xương và gây thừa cân và béo phì.
Tất cả đều là những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng đồng thời tiềm ẩn nhiều khả năng dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm khác trong đó có ung thư. Thói quen này cũng có liên quan đến tăng cân và béo phì ở trẻ em và người lớn, là những yếu tố nguy cơ chính gây ra nhiều bệnh, và đặc biệt là không tốt cho sức khỏe cho trẻ em.
Gánh nặng bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam vẫn còn cao, chiếm tới 70% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc. Trong đó, đồ uống có đường được xác định là nguyên nhân của hàng loạt bệnh tật, làm gia tăng béo phì, đái tháo đường, tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác.
Theo các chuyên gia y tế, để góp phần thực hiện mục tiêu y tế quốc gia, mỗi người cần phải được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Muốn đảm bảo triển khai được điều này cần đảm bảo 2 điều kiện, đó là dự phòng tốt nhằm giảm gánh nặng bệnh không lây nhiễm.
Trong đó, một trong những giải pháp quan trọng nhất đó là cần giảm tiêu thụ đồ uống có đường, giảm béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác.
“Nếu không có hành động can thiệp, xu hướng tiêu thụ đồ uống có đường sẽ còn tiếp tục tăng, kéo theo ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, gia đình, xã hội và nền kinh tế”, vị chuyên gia đến từ WHO chia sẻ.
Thời điểm phù hợp để áp thuế
Để tăng giá thành, từ đó giảm tiêu dùng, một trong những biện pháp quan trọng được các chuyên gia y tế khuyến cáo đó là áp thuế đối với đồ uống có đường. Biện pháp này đặc biệt hiệu quả trong việc thay đổi thói quen của trẻ em và thanh thiếu niên, những người bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi giá cả.
Trên thế giới, khoảng 110 quốc gia đánh thuế đồ uống có đường. Kinh nghiệm cho thấy, đây là giải pháp cùng thắng – vừa giúp cải thiện sức khỏe và giảm chi phí y tế, vừa tăng nguồn thu cho ngân sách chính phủ.
Thuế đối với đồ uống có đường và nâng cao nhận thức của cộng đồng về chế độ ăn uống lành mạnh – cùng với các biện pháp khác để giảm các yếu tố nguy cơ như hút thuốc và uống rượu – rất phù hợp với mục tiêu giảm gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm của Việt Nam.
Hiện, Việt Nam đã xây dựng môi trường chính sách thuận lợi cho giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Ngày 05/01/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 02/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có quy định về ghi nhãn dinh dưỡng mặt trước bao bì sản phẩm đóng gói sẵn; hạn chế quảng cáo đối với thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em; áp thuế TTĐB với đồ uống có đường.
Ngày 19/5/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định 1294/QĐ-BYT về Kế hoạch hành động Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, trong đó quy định về hạn chế quảng cáo, khuyến mại, tài trợ của các nhãn hàng đối với thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, áp thuế TTĐB với đồ uống có đường; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật bữa ăn học đường, các quy định về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực trong trường học, quy định về hoạt động của căng tin trong trường học để bảo đảm cung cấp thực phẩm, đồ uống có lợi cho sức khỏe của học sinh, sinh viên…
Theo dự kiến, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, thông qua Luật Thuế TTĐB (sửa đổi). Một trong những nội dung của dự thảo luật đó là quy định áp thuế với đồ uống có đường. TS Angela Pratt cho rằng, đây là thời điểm rất phù hợp để đưa vào thuế với đồ uống có đường.
Tin liên quan

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia
15:15 | 14/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
13:44 | 09/05/2025 Thuế

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng
08:44 | 09/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hạn cuối nộp giấy đề nghị gia hạn thuế và tiền thuê đất là ngày 30/5/2025
15:51 | 28/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chính sách thuế đối với cá nhân trúng thưởng khi chơi casino
13:50 | 28/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Kê khai, thu nộp các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
13:58 | 27/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Trình tự, thủ tục gia hạn nộp thuế theo Nghị định 82/2025/NĐ-CP
13:55 | 26/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Một số điểm mới của Luật Thuế GTGT (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2025
13:39 | 26/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chính sách thuế khi cung cấp điện cho các nhà thầu xây dựng tại khu công nghiệp
13:23 | 22/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
14:48 | 20/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hoàn thuế nộp thừa với mặt hàng ngô hạt và khô dầu đậu tương
10:20 | 18/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

TP. Hồ Chí Minh: Gỡ vướng, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước
20:29 | 16/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Công ty Fujikura Automotive bị tạm đình chỉ doanh nghiệp ưu tiên
13:41 | 16/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

"Không để Việt Nam thành nơi chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế"
08:00 | 15/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
08:45 | 14/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân
18:34 | 13/05/2025 Chính sách thuế, hải quan
Tin mới

Tạm giữ hơn 25 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại kho lạnh ở Móng Cái

Ưu tiên thực hiện thông quan ngay đối với hàng hóa xuất khẩu là nông lâm thủy sản

“Không quản được thì cấm” – Tư duy cần loại bỏ trong chính sách xuất khẩu gạo

Vướng nguyên liệu, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 50%

EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam

LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
14:02 | 26/05/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics