Ổn định an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển qua chương trình bình ổn thị trường
TPHCM mời gọi doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường | |
TP.Hồ Chí Minh: DN là nòng cốt của chương trình bình ổn thị trường |
Hội thảo được tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá và ghi nhận ý kiến đóng góp cho chương trình bình ổn thị trường thời gian tới. Ảnh: N.H |
Sáng 21/10, UBND TPHCM tổ chức hội thảo “Thực tiễn 20 năm và giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TPHCM”, nhằm tổng kết, đánh giá những thành công, hạn chế, bài học kinh nghiệm qua 20 năm thực hiện “Chương trình bình ổn thị trường” và đề ra định hướng thực hiện trong thời gian tới.
Năm 2002, UBND TPHCM triển khai chương trình bình ổn giá với mục đích ổn định giá các mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán. Sau 20 năm thực hiện, chương trình đã có sự chuyển biến căn bản từ nhận thức “bình ổn giá” sang nhận thức “bình ổn thị trường”. Cụ thể, từ mục tiêu ban đầu là cố định giá cả trong mùa Tết, đến nay chương trình đã trở thành công cụ điều tiết giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu thông qua điều tiết cung – cầu hàng hóa, giảm tối đa các biện pháp can thiệp hành chính lên giá bán.
Quy mô của chương trình cũng ngày càng mở rộng, danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn thị trường tăng từ 1 nhóm mặt hàng (lương thực, thực phẩm) lên 4 nhóm mặt hàng (lương thực thực phẩm; sữa; dược phẩm thiết yếu và các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng). Năm 2021, 2022, chương trình này còn bổ sung thêm các nhóm mặt hàng phục vụ người dân phòng chống dịch Covid-19. Thời gian thực hiện ban đầu chỉ trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng từ năm 2010 đến nay chương trình được triển khai xuyên suốt cả năm.
Qua đó, chương trình đã khẳng định được tính hiệu quả và hướng đến mục tiêu quan trọng nhất, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn.
Đến nay, trên địa bàn TPHCM có 10.983 điểm bán hàng bình ổn thị trường, gồm 4.209 điểm bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; 881 điểm bán các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng; 1.711 điểm bán sữa và 4.182 điểm bán các mặt hàng dược phẩm.
Phó chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng đánh giá cao những kết quả đã đạt được của chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TPHCM. Ảnh: N.H |
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng nhận định, chương trình bình ổn thị trường của TPHCM đã triển khai hiệu quả, đồng bộ các nhóm giải pháp, đảm bảo cân đối cung – cầu hàng hóa, hình thành các chuỗi cung ứng tối ưu, phát triển đồng bộ hệ thống phân phối. Nhờ đó đã kiểm soát hiệu quả thị trường, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng khan hàng, sốt giá như dịch cúm gia cầm năm 2003, sốt giá gạo năm 2008, sốt giá trứng gia cầm năm 2013, sốt giá đường năm 2014, biến động giá trong giai đoạn dịch Covid-19 năm 2020-2021… Qua đó góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát; chỉ số CPI của TPHCM thường xuyên ở mức thấp hơn bình quân cả nước.
“Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát, cộng đồng doanh nghiệp TPHCM nói chung, doanh nghiệp bình ổn thị trường nói riêng đã chủ động, sáng tạo, kịp thời ứng phó tình hình mới, phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng rất cao, khẳng định được vai trò dẫn dắt thị trường, góp phần cùng thành phố giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc, duy trì các chuỗi cung ứng trong giai đoạn này” – Phó Chủ tịch Phan Thị Thắng nhấn mạnh.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cho biết, các doanh nghiệp lương thực thực phẩm luôn thống nhất quan điểm rằng, tham gia bình ổn thị trường vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của doanh nghiệp và cam kết thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường xuyên suốt một cách trách nhiệm, luôn dự trữ, cung ứng đủ hoặc vượt số lượng hàng hóa thành phố giao.
“Thực tế từ khi có chương trình bình ổn, tình trạng tích trữ hàng trước, chờ đến Tết để nâng giá lên không còn nữa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bình ổn luôn bảo đảm nguồn hàng dồi dào và khi thị trường biến động, doanh nghiệp sẽ có ngay lượng hàng đáp ứng, không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thực tế này đã được chứng minh trong đợt dịch Covid 19 vừa qua” – bà Lý Kim Chi cho biết.
Theo bà Lý Kim Chi, chương trình đã giúp các doanh nghiệp xác lập được sự tín nhiệm của đối tác, người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp hội viên gắn bó với chương trình như Satra, Sagri, Cholimex, Vissan, Vĩnh Thành Đạt, Ba Huân, San Hà, Vinamilk… đã phát triển lớn mạnh, có sự tăng trưởng vượt bậc cả về quy mô, doanh số và khẳng định được thương hiệu.
Ngoài ra, theo bà Chi, thông qua việc kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, các doanh nghiệp được tiếp cận các gói vốn vay ưu đãi để đầu tư nuôi trồng, sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển hệ thống phân phối và dự trữ, cung ứng hàng hóa… Cùng với đó, hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh, thành đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tại các tỉnh, thành và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
Qua 20 năm triển khai, chương trình bình ổn thị trường cũng đã góp phần thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các chuỗi cung ứng liên vùng, gắn kết thị trường giữa các địa phương. Qua đó phát huy tiềm năng, thế mạnh và nâng tầm hợp tác phát triển kinh tế giữa TPHCM với các địa phương, nhất là các tỉnh, thành Đông – Tây Nam bộ theo hướng thiết thực và hiệu quả; thể hiện vai trò đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam của TPHCM.
Là một trong những địa phương đã phối hợp thực hiện bình ổn thị trường với TPHCM suốt 20 năm qua, ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Sở Công thương Đồng Tháp cho biết, hàng năm, Đồng Tháp và TPHCM đều ký kết các bản thỏa thuận kết nối cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường. Theo đó, Đồng Tháp tham gia cung ứng nguồn nguyên liệu an toàn, chất lượng với mức giá hợp lý cho các doanh nghiệp, kênh phân phối tại TPHCM thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị, hội thảo được tổ chức tại TPHCM và tại tỉnh Đồng Tháp.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics