Đơn đặt hàng mới giảm mạnh trước thông tin thuế quan của Mỹ
![]() |
Các mặt hàng nông sản Việt Nam được tiếp thị nhằm mở rộng thị trường trong bối cảnh hiện nay. Ảnh: T.H |
Đó là đánh giá của các chuyên gia S&P Global (Mỹ) trong báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Việt Nam vừa được công bố sáng 5/5/2025.
Kết quả cụ thể cho thấy, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều giảm đáng kể; tâm lý kinh doanh đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021; tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại và giá cả đầu ra giảm.
Những thông báo về thuế quan của Mỹ đã khiến ngành sản xuất của Việt Nam suy giảm trở lại trong tháng 4/2025. Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng đều giảm mạnh, trong khi niềm tin kinh doanh giảm thành mức thấp của 44 tháng khi có những lo ngại về ảnh hưởng tiếp theo của thuế quan lên sản lượng trong tương lai.
Tình trạng nhu cầu yếu khiến các công ty tiếp tục giảm giá bán hàng, trong khi chi phí đầu vào chỉ tăng nhẹ. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 4 đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm, sau khi đã chỉ báo tăng trưởng lần đầu trong bốn tháng trong tháng 3.
Kết quả chỉ số mới nhất đạt 45,6 điểm so với 50,5 điểm của kỳ trước, cho thấy sức khỏe ngành sản xuất suy giảm rõ rệt so với tháng trước. Trên thực tế, các điều kiện kinh doanh đã xấu đi với mức độ lớn nhất kể từ tháng 5/2023.
Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản xuất giảm đáng kể trong tháng 4, từ đó đảo ngược xu hướng tăng trong tháng 3. Hơn nữa, tốc độ suy giảm là mạnh và nhanh nhất trong gần hai năm.
Các đối tượng được khảo sát cho biết tình trạng giảm của số lượng đơn đặt hàng mới phản ánh tác động của việc áp dụng thuế quan của Mỹ và sự biến động của tình hình thị trường quốc tế.
Đặc biệt, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới thậm chí còn giảm nhanh hơn tổng số lượng đơn đặt hàng mới trước những tuyên bố về thuế quan. Lần giảm thứ sáu liên tiếp của số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài là đáng kể nhất kể từ tháng 6/2023.
Theo phân tích của các chuyên gia S&P Global, thuế quan và tình trạng giảm số lượng đơn đặt hàng mới đã khiến sản lượng giảm trở lại sau khi tăng trong tháng 3. Mức giảm sản lượng là đáng kể và nhanh nhất kể từ tháng 1/2023. Các nhà sản xuất cũng lo ngại về ảnh hưởng của thuế quan lên sản xuất trong những tháng tới. Niềm tin kinh doanh đã giảm mạnh và là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021.
Trên thực tế, mức độ lạc quan kỳ này là một trong những mức yếu nhất trong lịch sử khảo sát. Lượng công việc tồn đọng giảm mạnh khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm, và tốc độ giảm hầu như ngang bằng với tháng trước.
Các công ty cũng giảm mạnh hoạt động mua hàng khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm và yêu cầu sản lượng giảm. Hoạt động mua hàng hóa đầu vào đã giảm tháng thứ hai liên tiếp và trở thành mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2023. Kết quả, tồn kho hàng mua cũng giảm và mức độ giảm là lớn nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Nhu cầu hàng hóa đầu vào giảm đã khiến thời gian giao hàng của nhà cung cấp chỉ kéo dài một chút trong tháng 4, và mức độ kéo dài là ít nhất trong tám tháng.
Bình luận về kết quả trên, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence Andrew Harker cho biết: Việc áp thuế của Mỹ đã đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào tình trạng suy giảm trong tháng 4, khi các công ty đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể của số lượng đơn đặt hàng mới, xuất khẩu và sản lượng. Hơn nữa, khả năng tiếp tục xảy ra gián đoạn cho ngành sản xuất do thuế quan bổ sung khiến niềm tin kinh doanh giảm và trở thành một trong những mức thấp nhất từng được ghi nhận.
Trong một tình hình không ổn định, điều quan trọng là cần theo dõi dữ liệu chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam trong những tháng tới để xem các điều kiện kinh doanh diễn biến như thế nào.
Tin liên quan

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng
13:38 | 09/05/2025 Xu hướng

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm rẽ khỏi lối cũ
08:54 | 29/05/2025 Xu hướng

“Không quản được thì cấm” – Tư duy cần loại bỏ trong chính sách xuất khẩu gạo
16:28 | 28/05/2025 Xu hướng

Vướng nguyên liệu, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 50%
16:26 | 28/05/2025 Xu hướng

EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam
16:20 | 28/05/2025 Cần biết

EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam
10:49 | 28/05/2025 Xu hướng

Xoài Việt Nam áp đảo thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc
20:54 | 27/05/2025 Xu hướng

Đức – Thị trường chiến lược giúp Việt Nam ứng phó sức ép thuế quan từ Mỹ
15:47 | 27/05/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp chủ động xuất khẩu bền vững bằng chính thương hiệu
14:13 | 27/05/2025 Xu hướng

Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng
20:38 | 24/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh
20:45 | 23/05/2025 Xu hướng

Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường
10:56 | 23/05/2025 Xu hướng

Việt Nam nhập hơn 1 triệu tấn điều trong 4 tháng
21:23 | 22/05/2025 Xu hướng

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6
20:49 | 21/05/2025 Xu hướng
Tin mới

Thêm ưu tiên với doanh nghiệp công nghệ cao sẽ góp phần thu hút FDI

Hải quan triệt phá 76 vụ, thu giữ 1,9 tấn ma túy

Đẩy mạnh hướng dẫn hộ kinh doanh thực hiện Nghị định 70/2025/NĐ-CP

Hải quan Hòn Gai triển khai thực hiện hiệu quả công tác giám sát quản lý về hải quan

Tuổi trẻ Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái lan tỏa yêu thương đến trẻ em nghèo nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6

LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
14:02 | 26/05/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics