Gập ghềnh con đường chuyển đổi năng lượng toàn cầu
Đồng bộ giải pháp trong chuyển đổi năng lượng | |
Thách thức chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam | |
Các nước G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu |
Cú sốc cung cầu đang cản trở quá trình chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu |
Đại dịch Covid-19 là khởi nguồn của tất cả các cú sốc, tạo ra sự thay đổi nhu cầu bền vững lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trước đại dịch Covid-19, nhu cầu dầu trên toàn cầu là khoảng 100 triệu thùng/ngày, nhưng các biện pháp phong tỏa đã khiến nhu cầu giảm mạnh và giá dầu giảm xuống âm 37 USD/thùng trong thời gian ngắn, do các cơ sở chứa trở nên quá tải.
Các khoản đầu tư vào sản xuất dầu và khí đốt mới vốn đã yếu trước đại dịch Covid-19, một phần là do các sáng kiến trên toàn thế giới nhằm hướng sự phát triển kinh tế khỏi nhiên liệu hóa thạch. Đầu tư và các quy định về môi trường, xã hội và quản trị đang làm giảm khả năng tiếp cận tài chính của các dự án dầu khí và đây chính là vấn đề. Điều đó sẽ là hợp lý nếu các nhà hoạch định chính sách đưa ra một kế hoạch chuyển đổi khả thi để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, đây lại là một thách thức, đặc biệt là ở Mỹ và châu Á.
Dầu mỏ, than đá và khí đốt tự nhiên vẫn chiếm 80% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu, gần bằng tỷ lệ vào cuối năm 2015 khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được thông qua. Các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu và bây giờ là Mỹ có tham vọng chuyển đổi nhanh sang năng lượng xanh trong thập kỷ này. Tuy nhiên, thực sự không có kế hoạch nào để đối phó với sự phục hồi hình chữ V về nhu cầu đối với dầu mỏ đi cùng với sự phục hồi sau đại dịch Covid-19, trong khi đó, gián đoạn nguồn cung năng lượng xuất hiện do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
Giải pháp lý tưởng sẽ là định giá carbon toàn cầu. Tuy nhiên, tại Mỹ, chính quyền của ông Biden vốn đang rất lo ngại về lạm phát lại đang nghiêm túc xem xét đi theo hướng ngược lại khi kêu gọi Quốc hội nước này đình chỉ thuế xăng liên bang trong ba tháng. Về phần mình, châu Âu đã có một kế hoạch khá chặt chẽ cho đến khi cuộc khủng hảng Ukraine đưa châu lục này trở lại vạch xuất phát trong việc thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.
Cũng như tất cả các loại hình đầu tư và đổi mới, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năng lượng xanh đòi hỏi cần phải có các chính sách nhất quán, ổn định trong nhiều thập kỷ nhằm giảm thiểu rủi ro đối với các cam kết vốn dài hạn khổng lồ. Do đó, cho đến khi các nguồn năng lượng tái tạo có thể bắt đầu thay thế nhiều hơn cho nhiên liệu hóa thạch, sẽ không thực tế khi nghĩ rằng cử tri các nước giàu sẽ bầu lại các nhà lãnh đạo cho phép chi phí năng lượng tăng lên chỉ sau một đêm.
Quá trình chuyển đổi năng lượng cần phải diễn ra, nhưng phải theo cách thức không gây ra nhiều “đau đớn”. Cách tốt nhất để khuyến khích đầu tư dài hạn của nhà sản xuất và người tiêu dùng vào năng lượng xanh là có giá carbon cao một cách đáng tin cậy.
Về dài hạn, giá năng lượng có vẻ sẽ tăng trừ khi đầu tư vào sản xuất tăng mạnh, điều này dường như khó xảy ra với các chính sách hiện hành. Các cú sốc cung và cầu rất có thể sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến thị trường năng lượng và kinh tế toàn cầu.
Tin liên quan
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga dự kiến ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
09:28 | 28/11/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế thế giới có vững tay chèo trong năm 2025
17:01 | 26/01/2025 Nhìn ra thế giới
Để AI dẫn dắt thế giới?
13:42 | 25/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
09:53 | 24/01/2025 Nhìn ra thế giới
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
Chuyển đổi số “lọc” rủi ro buôn lậu qua đường hàng không
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics