Thách thức chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Nguồn tài nguyên năng lượng của nước ta khá đa dạng, phong phú, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Ảnh: N.Thanh |
Thách thức từ quy hoạch và hạ tầng
Theo EVN, quy mô hệ thống điện của Việt Nam với công suất lắp đặt cập nhật đến ngày 31/5/2022 là 78.121 MW. Trong 5 tháng đầu năm 2022, điện sản xuất của EVN và các Tổng công ty phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 48,14 tỷ kWh, chiếm 44,18% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống; sản lượng điện truyền tải đạt 85,39 tỷ kWh, tăng 2% so cùng kỳ năm trước. |
Đề cập tới vấn đề chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, quan điểm về chuyển đổi năng lượng và quy hoạch năng lượng quốc gia là phù hợp với Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) về việc Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. “Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được”, ông Tài Anh nói.
Riêng đối với EVN, ngoài việc chuyển đổi năng lượng các nhà máy hiện hữu đang sử dụng than, EVN còn có nhiệm vụ quan trọng là chuẩn bị hệ thống để hấp thụ được các nguồn sơ cấp khác và nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh đã đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống điện hiện nay.
Phân tích sâu hơn về những thách thức của thị trường điện trước sự phát triển của năng lượng tái tạo, ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (EVN) nêu rõ: bên cạnh vấn đề tắc nghẽn đường dây truyền tải, quá tải với đường dây 220 kV, 110 kV ở miền Trung và nghẽn mạch ở đường dây truyền tải Bắc-Nam, hiện nay có hơn 200 nhà máy điện năng lượng tái tạo chưa được điều động hết do tắc nghẽn cục bộ.
“Do tỷ lệ thâm nhập năng lượng tái tạo tại khu vực miền Trung và miền Nam tương đối cao nên vào các buổi trưa sẽ xảy ra tình trạng vượt quá nhu cầu phụ tải, gây quá tải cho đường dây 500 kV. Thách thức trong vận hành hệ thống điện đã tác động đến quy hoạch thị trường điện như khó dự báo khả năng năng lượng tái tạo trong quy hoạch dài hạn”, ông Ninh nói.
Theo ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), trong quá trình chuyển đổi năng lượng bên cạnh những yếu tố thuận lợi, Việt Nam đồng thời phải thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết khó khăn, thách thức trong việc đảm bảo an ninh năng lượng trong điều kiện giảm thiểu các tác động môi trường của hoạt động phát điện. “Phụ tải tăng trưởng với tốc độ cao gây sức ép lên hạ tầng cơ sở ngành năng lượng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn cùng các giải pháp kỹ thuật phức tạp”, ông Dũng nói.
Tương tự, đại diện Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) phân tích: chuyển dịch năng lượng Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Nguồn tài nguyên năng lượng trong nước khá đa dạng, phong phú, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Việt Nam cũng nằm trong khu vực có tiềm năng trao đổi giao thương năng lượng thuận lợi trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, điểm yếu của ngành là năng lực và trình độ công nghệ trong nước còn hạn chế, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế thiết bị. Thêm nữa, hành lang pháp lý tạo đà cho sử dụng hiệu quả năng lượng, năng lượng mới và tái tạo còn thiếu đồng bộ cần phải hoàn thiện. Cùng với đó, tỷ lệ nội địa hóa công nghệ ngành năng lượng thấp, thiếu cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy nội địa hóa công nghệ; thị trường năng lượng cạnh tranh mới ở giai đoạn đầu, chưa đồng bộ.
Cần đảm bảo chính sách liên tục, ổn định
Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng phòng Kinh tế năng lượng, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương): Mô hình sử dụng năng lượng của nền kinh tế cần đáp ứng các cam kết quốc tế Thời gian qua, sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong quá trình chuyển dịch năng lượng đã giúp ngành có những bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành. Tuy nhiên, những quyết tâm chuyển đổi ngành năng lượng và mô hình sử dụng năng lượng của nền kinh tế cần đáp ứng các cam kết quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn; thu hút mối quan tâm đầu tư vào thị trường năng lượng và khả năng tiếp cận công nghệ, nguồn vốn trong xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu, tham gia vào chuỗi giá trị năng lượng toàn cầu. Xu thế chính trong thời gian tới là sử dụng hiệu quả năng lượng; giảm mạnh sử dụng than và sản phẩm dầu mỏ; tăng mạnh nguồn năng lượng gió và mặt trời; tăng sử dụng khí trong công nghiệp; tăng mạnh sử dụng nhiên liệu sinh học trong giao thông vận tải, nhiên liệu sinh khối trong phát điện và công nghiệp... Uyển Như (ghi) |
Ông Sean M.Lawlor, chuyên gia năng lượng (Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam) cho biết, Mỹ bắt đầu chuyển đổi từ hơn một thập kỷ trước, đến nay đã cắt giảm điện than còn một nửa, phát triển điện khí đạt 38% tổng hỗn hợp năng lượng, đồng thời khuyến khích các giải pháp năng lượng sạch. Chính quyền Biden sẽ tiếp tục duy trì nỗ lực này bằng mục tiêu lắp đặt 30 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và nâng tỷ trọng điện mặt trời lên tới 40% trong hỗn hợp năng lượng vào năm 2035.
“Là đối tác lâu dài, chúng tôi đang khuyến khích Chính phủ Việt Nam triển khai các giải pháp sáng tạo về chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, hướng đến thực hiện cam kết mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt ra tại COP26. Các chính sách bao gồm cơ chế mua bán điện trực tiếp, đấu giá, tiêu chuẩn vay vốn và phê duyệt cho các khoản đầu tư cũng như dự án truyền tải điện. Mỹ sẵn sàng chia sẻ công nghệ, vốn, chuyên môn về chính sách và kỹ thuật để đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình này”, vị này khẳng định.
Từ góc độ DN, ông Nguyễn Thái Hà, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Năng lượng thuộc Tập đoàn T&T cho biết: Tập đoàn đã tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng từ lâu. Nhìn thấy cơ hội trong đầu tư, DN đã chủ động phối hợp với các đối tác lớn của nước ngoài (Đan Mạch, Pháp) và mời họ vào tham gia các dự án tiếp theo của Tập đoàn thông qua huy động vốn.
“3 năm qua, Tập đoàn đã triển khai một loạt dự án điện gió trên bờ và năng lượng mặt trời. Năng lượng tái tạo dự kiến sẽ bùng nổ sau cam kết của Chính phủ tại COP26. Cơ hội mở ra, song cơ hội được hiện thực hóa như thế nào lại phụ thuộc vào các chính sách, hướng dẫn của nhà nước. Do đó, thời gian tới để thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, DN cần có sự đảm bảo về chính sách liên tục, dài hạn, một cam kết ổn định. Các chính sách cần cụ thể hơn trong việc huy động vốn của các tổ chức nước ngoài, đơn giản nhất là hợp đồng mua bán điện. Chúng tôi rất cần các quy hoạch về tổng thể không gian biển, các hướng dẫn chi tiết về lắp đặt, khảo sát, đo gió… để đặt kế hoạch thu hút đầu tư trong tương lai”, ông Nguyễn Thái Hà nói.
Theo ông Nguyễn Đức Ninh, thời gian tới cần thúc đẩy phát triển dịch vụ phụ trợ; phát triển cơ chế cho hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS). Cơ chế BESS có thể hoạt động như một nguồn tích hợp để cung cấp nguồn dự trữ khi xảy ra chênh lệch giữa cung và cầu trong hệ thống điện (sự cố tổ máy, giảm đột ngột thế hệ năng lượng tái tạo,…); đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào thị trường điện hoặc thị trường dịch vụ phụ trợ...
Lãnh đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cũng cho rằng cần thúc đẩy việc thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện thương mại nhằm cải thiện khả năng đáp ứng của tải trọng dựa trên thị trường; đồng thời, tạo thị trường tài chính phái sinh mới cho điện như đấu giá hợp đồng, thị trường kỳ hạn, thị trường tương lai. “Đặc biệt, cần cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới về vận hành hệ thống điện và thị trường”, ông Ninh nói.
Tin liên quan
Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20
09:30 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics