Đưa đồ gỗ Việt đi xa hơn bằng công nghệ
Thương mại điện tử sẽ là lời giải cho bài toán đầu ra của ngành gỗ nội thất trong bối cảnh thương mại truyền thống gặp khó khăn về khả năng tiếp cận khách hàng. Ảnh: N.H. |
Áp lực “online hóa”
Những ngày gần đây, các DN xuất khẩu gỗ của Việt Nam “như ngồi trên lửa” khi hàng loạt đối tác tại 5 thị trường lớn là Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều thông báo về việc giãn thời gian mua hàng, dừng mua hàng hoặc trả chậm.
Dịch bệnh Covid-19 đang lan nhanh tới nhiều quốc gia gây ra những tác động vô cùng tiêu cực tới các ngành kinh tế. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhiều nước đã đưa ra khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà. Đồ nội thất không phải là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, do đó, sức tiêu thụ sụt giảm gần như bằng không. Ách đầu ra, các hệ thống kinh doanh nội thất tại các nước cũng buộc phải giãn thời gian giao hàng. Chính điều này đã cho thấy những hạn chế lớn của mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng truyền thống vì chi phí vận hành quá lớn, kém năng động và khả năng tiếp cận khách hàng hạn chế. Tại Việt Nam, sự kiện xúc tiến thương mại hàng đầu trong ngành gỗ nội thất là Vifa Expo cũng đã buộc phải dời lại do lo ngại về nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Trong bối cảnh các thị trưởng đều “bế quan tỏa cảng” vì dịch bệnh như hiện nay, kênh bán hàng online được đánh giá là “lối thoát hiểm” cho hầu hết các ngành hàng, bao gồm cả ngành nội thất. Chỉ với một kênh thương mại điện tử, sản phẩm của Việt Nam có thể giới thiệu sản phẩm tới các đối tác, khách hàng trên toàn cầu, thay vì phải tốn rất nhiều thời gian, công sức đi tiếp cận từng khách hàng, từng thị trường.
Phân tích các số liệu của nền tảng thương mại điện tử Amazon, ông Trần Quý Hiến, đồng sáng lập Công ty CP Ecomstone Việt Nam cho hay, doanh thu của Amazon hiện đang đứng đầu ngành hàng nội thất tại Mỹ. Có DN bán hàng nội thất trên Amazon đạt doanh số lên tới 6 triệu USD/tháng, mức thấp nhất cũng đạt vài trăm ngàn USD/tháng.
Ông Shawn Xu, Phó Chủ tịch Công ty Silver Sea Media Group của Singapore cũng chia sẻ câu chuyện của một DN tại Trung Quốc đã dùng công nghệ thực tế ảo (VR) để khách mua nhà có thể tham quan từ xa từng ngóc ngách, chi tiết của ngôi nhà. Kết quả công ty này đã bán được gần 10 triệu USD sản phẩm chỉ trong vòng 3 ngày. Ông Shawn Xu nhận định, mô hình kinh doanh bán lẻ nội thất cần nhanh chóng thay đổi do xu hướng tiêu dùng của thế hệ 8X ngày nay chủ yếu là mua hàng qua mạng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hiện đa phần DN gỗ Việt Nam chỉ gia công theo đơn đặt hàng của nước ngoài nên lợi nhuận thu được chỉ ở mức thấp. Nếu muốn thoát thân phận gia công, lấy được giá trị thặng dư cao hơn, DN cần phải tổ chức được khâu thiết kế, quảng bá và cả hệ thống phân phối toàn cầu – điều gần như là bất khả thi trong thời gian trước.
Nhưng nay, với thương mại điện tử, sự hiện diện của các sàn giao dịch cả B2C (từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng) lẫn B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) đều đã có sẵn cho DN một hệ thống phân phối xuyên quốc gia. DN chỉ cần đầu tư nghiêm túc khâu thiết kế và công tác quảng bá là đã có thể cắt được khâu trung gian, nâng cao giá trị thặng dư cho chính mình. Con đường này hoàn toàn không gây mâu thuẫn với các đối tác đang đặt hàng gia công hiện có, bởi việc kinh doanh dựa trên đầu tư chất xám và không xâm phạm bản quyền thiết kế riêng của họ. Chỉ là DN sản xuất Việt Nam phải chọn lựa, đầu tư có công sức nhiều hơn để bán hàng bằng thương hiệu của mình để có lợi nhuận tốt nhất hay bán hàng dưới tên các công ty quốc tế, không cần tham gia các khâu khác cho an toàn.
Bước khỏi “vùng an toàn”
Nhận thấy sự cần thiết cũng như hiệu quả to lớn mà kênh phân phối online có thể mang lại cho ngành gỗ nội thất, mới đây Hawa đã tiến hành ký kết với một số đối tác trong các lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ Thực tế ảo (VR), showroom 3D và cộng đồng các giám đốc công nghệ thông tin Việt Nam để đẩy nhanh quá trình thương mại điện tử và xa hơn là quá trình chuyển đổi số của các DN gỗ. Cụ thể, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) sẽ hỗ trợ kết nối hợp tác các hội viên của Hawa với các nền tảng Thương mại điện tử như Amazon, Wayfair, Shopify... hoặc các trung gian bán hàng trên các nền trảng thương mại điện tử. Còn Silversea Media Group (Singapore) sẽ giới thiệu các giải pháp công nghệ và thúc đẩy tiềm năng của ngành công nghệ chế biến gỗ Việt Nam, đẩy xuất khẩu ra thị trường thế giới và cải thiện thị trường nội địa bằng các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Thương mại điện tử là hướng đi tất yếu và ngày càng được nhiều DN gỗ quan tâm, bởi trong tương lai, không chỉ riêng dịch Covid-19 mà các doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khác nữa. Ông Phạm Năng Duy, Giám đốc Công ty OnBrand – nhà cung cấp dịch vụ của Amazon tại Việt Nam cho biết, trong 1 tháng qua, lượng DN gỗ kết nối với OnBrand để bán hàng trên nền tảng Amazon đã tăng trưởng gấp 5 lần.
Hệ thống nội thất Nhà Xinh và một số thành viên xuất khẩu khác của HAWA cũng đã thử nghiệm mô hình thương mại điện tử, kết hợp với công nghệ thực tế ảo để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Trang điện tử này giống hệt một gian hàng trưng bày tại hội chợ. Người mua nước ngoài chỉ cần một chiếc máy tính vẫn có thể xem được tất cả mẫu mã mà doanh nghiệp nội thất trưng bày và tham quan nhà xưởng trên không gian 3D. Thông qua sàn thương mại điện tử này, hai bên có thể biết được mẫu mã, giá cả và năng lực sản xuất của nhau. Khách hàng nước ngoài khi không hoặc chưa đến được Việt Nam, có thể khảo sát năng lực sản xuất của nhà máy thông qua một bên kiểm toán độc lập.
Sự chuyển đổi không gian số nhanh hơn bao giờ hết, động thái tiêu dùng thay đổi liên tục, dịch bệnh… đang tạo ra áp lực và thách thức buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, cải tiến ở tất cả các khâu từ thiết kế, sản xuất đến thương mại trong đó chuyển đổi số là chìa khóa cốt lõi.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng, bên cạnh việc phát triển kênh bán hàng online, DN cũng không được quên đi tầm quan trọng của hệ thống offline, đó là showroom, nhà xưởng. Các ứng dụng công nghệ và trải nghiệm online chỉ giúp thu hút khách hàng đến, còn yếu tố quyết định lại nằm ở chính thực lực của DN. Điển hình như nền tảng bán hàng lớn nhất thế giới là Amazon vẫn tổ chức Amazon Go – hệ thống cửa hàng offline, để phục vụ khách hàng của mình. Mô hình O2O (offline to online) – kết hợp cả kinh doanh truyền thống và trực tuyến cũng là điều mà các DN gỗ của Việt Nam đang hướng tới.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam: Nếu muốn bán hàng bằng thương hiệu của mình, DN cần có thiết kế riêng để có thể tạo dấu ấn với khách hàng thế giới. Trong đó, DN cần lưu ý, người mua hàng online cần những sản phẩm có tính sẵn sàng. Nghĩa là tự hoàn tất sản phẩm nhận được để sử dụng mà không cần đội ngũ lắp ráp. Sản xuất nội thất là ngành rất đặc thù. DN phải nghiên cứu để cải tiến thiết kế sản phẩm của mình theo hướng gọn nhẹ, tự lắp ráp thì mới có thể bán trên các sàn giao dịch. |
Tin liên quan
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
16:25 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics