Covid-19 đẩy ngành gỗ Việt vào một năm đầy biến động
Điều gì đang chờ đợi xuất khẩu gỗ Việt? | |
Gỗ Việt đương đầu 3 thách thức cực lớn | |
Tháo nút thắt cho ngành chế biến gỗ bứt phá |
Nhiều doanh nghiệp gỗ đang gặp khó khăn do gián đoạn nhập khẩu phụ liệu từ Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Xuất khẩu dăm lao đao
Theo Báo cáo “Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2019 và xu hướng 2020” (sản phẩm hợp tác của nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM, Hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định-PV) được công bố tại hội thảo “Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường” sáng 28/2, cho thấy “bức tranh” thương mại gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu hình thành do nhóm các mặt hàng gỗ nguyên liệu.
Dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát vào tháng 12/2019 đang và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến mối quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia và các luồng cung xuất khẩu khác của Việt Nam đi các nước.
Dăm gỗ là mặt hàng quan trọng nhất được xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc, với kim ngạch năm 2019 đạt 972,2 triệu USD, chiếm 79,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc trong cùng năm.
Ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends cho hay, dịch Covid-19 làm cho các công ty sản xuất giấy, bột giấy tại Trung Quốc phải ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng. Điều này đang và sẽ tiếp tục gây ra tình trạng chậm chễ trong việc xuất khẩu dăm của Việt Nam sang thị trường này.
Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng đã quyết định dừng dỡ hàng ở một số cảng và tăng cường biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt đối với các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng, bao gồm hàng vận chuyển bằng tàu biển và điều này cũng gây ra khó khăn trong xuất khẩu dăm gỗ từ Việt Nam.
Nhập phụ kiện “méo mặt”
Ở chiều nhập khẩu, ông Tô Xuân Phúc thông tin thêm, các loại ván là nhóm mặt hàng quan trọng nhất được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, với giá trị nhập khẩu năm 2019 đạt 395,5 triệu USD, chiếm 60% trong tổng kim ngạch tất cả các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam trong cùng năm.
Dịch Covid-19 đã làm cho luồng cung này hiện đang bị dừng lại. Lượng hàng đã nhập trước đó có thể giúp doanh nghiệp Việt đủ nguyên liệu từ nguồn này trong vòng 1-2 tháng nữa. Hết giai đoạn này, nếu dịch chưa dừng lại, các doanh nghiệp nhập khẩu từ Việt Nam sẽ cần tìm kiếm nguồn hàng thay thế hoặc phải đình trệ sản xuất.
Ngoài ra cũng phải nói thêm rằng, Trung Quốc là nguồn cung phụ kiện quan trọng cho ngành gỗ của Việt Nam. Các doanh nghiệp tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng như dây đai, phụ kiện, thanh trượt, bản lề, sơn, hóa chất và một số mặt hàng kim loại khác từ Trung Quốc.
“Dịch Covid-19 cũng làm cho các nguồn cung này bị chững lại. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp tại Việt Nam cần tìm kiếm nguồn cung thay thế, đặc biệt khi nguồn phụ kiện được nhập khẩu từ trước chỉ còn khoảng 2-3 tháng”, ông Tô Xuân Phúc nói.
Liên quan tới vấn đề này, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho hay, dịch Covid-19 gây ra sự đứt đoạn nguồn cung không nhỏ, ảnh hưởng tới ngành gỗ Việt. Ví dụ với mặt hàng sơn, nhiều loại sơn là sơn Mỹ nhưng cũng được sản xuất tại Trung Quốc. Nhiều nguyên phụ liệu cho ngành gỗ được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đáng chú ý, ngoài tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp Việt Nam, dịch Covid-19 còn tác động trực tiếp đến các nhà máy của Trung Quốc vận hành tại Việt Nam khi các nhà máy chưa được phép quay lại hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do chính sách phong tỏa dịch tại cả 2 quốc gia.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 2014 đến nay, Trung Quốc có 184 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động trong ngành. Năm 2019 có 93 doanh nghiệp của Trung Quốc tham gia xuất khẩu các mặt hàng gỗ từ Việt Nam.
“Dịch cúm tác động trực tiếp tới sự vận hành của các doanh nghiệp này, bao gồm cả những lao động Việt làm việc tại đây. Dịch cúm không chỉ tác động đến các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam mà còn cả các doanh nghiệp FDI từ các quốc gia khác hoạt động tại Việt Nam và phụ thuộc vào Trung Quốc về nguồn cung gỗ nguyên liệu và các mặt hàng phụ trợ khác”, ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh.
Phân tích cụ thể hơn từ góc độ doanh nghiệp xuất khẩu, ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty LD Woodland cho biết: Woodland không xuất khẩu hàng sang Trung Quốc nhưng bị ảnh hưởng đến nguồn cung một số nguyên liệu còn sử dụng nhà cung cấp Trung Quốc.
Một số phụ kiện hay vật liệu phủ bề mặt như sơn được nhập từ Trung Quốc cũng gây ra ảnh hưởng mang tính cộng hưởng tới xuất khẩu của doanh nghiệp. Ví dụ, mặt hàng sơn chỉ chiếm 7% giá thành của sản phẩm nhưng chỉ vì không có loại sơn đang sử dụng thì toàn bộ lô hàng sử dụng vật liệu đó sẽ bị ảnh hưởng.
“Như vậy, sự gián đoạn cung ứng này cũng gây ra tác hại lớn cho doanh nghiệp. Với một số khâu sử dụng kỹ thuật Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Trong hoàn hiện sản phẩm gỗ hiện nay có nhiều nhà máy phải dừng lại vì chuyên gia Trung Quốc không sang được để tham gia vào quá trình sản xuất…”, ông Bằng phân tích.
Dù vậy, theo ông Bằng, dịch Covid-29 hoành hành bên cạnh những tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa tích cực về lâu dài. Đó là giúp doanh nghiệp ngày càng có ý thức hơn trong sử dụng nguồn cung nội địa hóa.
“Với Woodland thời gian tới doanh nghiệp sẽ mạnh dạn hơn nữa trong kiếm tìm các nhà cung cấp Việt Nam”, ông Vũ Hải Bằng nói.
Tin liên quan
Hải quan Bình Định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
07:41 | 08/10/2024 Hải quan
Đưa TPHCM thành trung tâm giao dịch nội, ngoại thất hàng đầu khu vực
15:55 | 27/08/2024 Kinh tế
Kết nối để ngành chế biến gỗ thông minh hơn
20:34 | 20/08/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics