Đông Nam Á - Đích ngắm của Nhật Bản trong mục tiêu phục hồi kinh tế
Phát triển thương mại điện tử đạt “top” 3 Đông Nam Á? | |
Tầm nhìn của tân Thủ tướng Nhật Bản qua chuyến công du Đông Nam Á | |
Kinh tế xanh - giải pháp bền vững cho khu vực Đông Nam Á |
Nhật Bản tập trung nhắm tới Đông Nam Á. |
Nhiều nhà quan sát cho rằng chính sách đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Suga Yoshihide sẽ có sự liên tục hơn là những gián đoạn. Mặc dù được thừa hưởng phần lớn thành quả từ các thành tựu chính sách đối ngoại của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, nhưng ông Suga cũng bị hạn chế bởi các quy tắc thực hành và những ràng buộc mang tính hệ thống mà ông Abe đã thiết lập. Các ưu tiên trước mắt của ông Suga là đối phó với đại dịch Covid-19, sắp xếp lại chuỗi cung ứng của Nhật Bản và đối phó với suy thoái kinh tế do đại dịch. Sự thành công của ông Suga trong triển khai các nhiệm vụ này sẽ quyết định mức độ ủng hộ đối với sự lãnh đạo của ông trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào hoặc trước ngày 22/10/2021.
Lâu nay, Đông Nam Á luôn được coi là trọng điểm trong chiến lược đa dạng hóa thị trường của Tokyo. Ngay cả trước đại dịch, các nhà máy đã áp dụng chiến lược "Trung Quốc+1" để đa dạng hóa rủi ro và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Tính riêng năm 2020, Tokyo đã dành 243,5 tỷ yen (2,2 tỷ USD) để giúp các công ty Nhật Bản chuyển từ Trung Quốc sang các nước ASEAN.
Bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Đông Nam Á, Nhật Bản cũng tăng cường khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu và lao động, đồng thời có thể xây dựng các chuỗi cung ứng linh hoạt hơn. Ngược lại, Đông Nam Á được hưởng lợi từ cơ hội việc làm lớn hơn và các công nghệ mà các công ty Nhật Bản mang lại, từ đó thúc đẩy triển vọng tăng trưởng kinh tế của họ. Ông Suga đã bày tỏ sự quan tâm của Nhật Bản về việc tham gia vào nhiều dự án hợp tác song phương trong khu vực trong tương lai, nhưng việc nhận ra điều này còn phụ thuộc vào tình hình tài chính của Nhật Bản sau đại dịch.
Hầu hết các nước Đông Nam Á, trừ Singapore, Thái Lan và Brunei, đã tiếp tục được hưởng lợi từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong suốt đại dịch. Ngoài các hạng mục hợp tác ODA lâu nay trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng và hành lang kinh tế, Tokyo đã nhanh chóng viện trợ liên quan đến đại dịch. Hỗ trợ Covid-19 của Nhật Bản bao gồm việc mở rộng vốn tài trợ để giúp khu vực có được nguồn cung vật tư y tế (bộ xét nghiệm) và thiết bị cho các bệnh viện của họ và đào tạo nhân viên của họ để chống lại các bệnh truyền nhiễm, đến hỗ trợ tài chính cho các công ty địa phương để chống lại tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Dù vậy, Nhật Bản vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn ở khu vực này. Trên thực tế, Nhật Bản có thể bước vào một thời kỳ thay đổi lãnh đạo khác nếu ông Suga không nắm giữ được quyền lực. Sự can dự bền vững của Nhật Bản vào Đông Nam Á trong vài năm qua chỉ có thể thực hiện được nhờ vào việc lãnh đạo của cựu Thủ tướng Abe trong một thời gian dài. Tương lai cầm quyền của ông Suga vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Điều này sẽ liên quan trực tiếp đến mức độ cam kết và sự nhất quán của chính sách hợp tác đã được thấy trong các mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đông Nam Á trong thập kỷ qua.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics