Kinh tế xanh - giải pháp bền vững cho khu vực Đông Nam Á
Thiên tai đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn tại khu vực Đông Nam Á |
Kể từ năm 1960, nhiệt độ trung bình ở khu vực Đông Nam Á đã tăng lên sau mỗi thập kỷ. Việt Nam, Myanmar, Philippines và Thái Lan nằm trong số 10 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trong 20 năm qua. Các nhà phân tích cho rằng một trong những lợi thế của Đông Nam Á là cơ sở hạ tầng và các khu đô thị vẫn đang được xây dựng. Điều này mang lại cho các quốc gia cơ hội xây dựng nền tảng hạ tầng có khả năng chống chịu tốt hơn để đối phó với biến đổi khí hậu khắc nghiệt.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chứng minh rằng khí hậu thay đổi do các hoạt động của con người. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các nước Đông Nam Á có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu hiện tượng ấm lên toàn cầu. Từ năm 1990 đến 2010, lượng khí thải carbon dioxide ở Đông Nam Á đã tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác. Nguyên nhân là do xây nhà máy nhiệt điện, khai thác rừng quá mức để chăn nuôi, hoạt động sản xuất công nghiệp và giao thông đô thị. Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán nhu cầu năng lượng sẽ tăng 66% vào năm 2040, với gần 40% mức tăng là từ than. Điều này gây nguy hiểm cho mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, là hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lên 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Bà Natalya Rogozhina, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho hay: “Chỉ có nền kinh tế xanh mới có thể giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu và tác động đối với các nước Đông Nam Á. Việc sử dụng năng lượng sạch và tái tạo, phát triển “sản xuất xanh”, “lối sống xanh” và tiêu dùng bền vững - là những gì cần chi tiêu và những gì cần đặt lên hàng đầu. Chỉ điều này mới giúp các nước Đông Nam Á thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Việc tạo ra năng lượng thay thế còn giúp mang lại không khí sạch và sức khỏe của người dân, hàng triệu việc làm mới và lao động năng suất cao". Theo Tiến sỹ Rogozhina, các nhà lãnh đạo ASEAN tán thành kế hoạch đến năm 2025 đạt 23% thị phần năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của khu vực. Kể từ đầu thế kỷ này, các nước Đông Nam Á đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong đầu tư vào sản xuất năng lượng tái tạo, khu vực này có tiềm năng trở thành một thị trường khổng lồ cho các sản phẩm như vậy.
Năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã thông qua kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, nêu rõ các ưu tiên chính hướng tới một nền kinh tế xanh. Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu đạt 20% tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cân bằng năng lượng của cả nước. Việt Nam có tất cả các điều kiện tiên quyết cho điều này, trong đó có tiềm năng lớn về năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió dọc theo bờ biển từ Bắc tới Nam, những hỗ trợ công nghệ và tài chính từ các nước phương Tây và ý chí chính trị. Ở Việt Nam tương lai, người dân sẽ không phải đeo khẩu trang và sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành trong thành phố.
Tin liên quan
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics