“Đói” nhân sự trong cuộc đua chuyển đổi số của các ngân hàng
Cần có giải pháp tổng thể để quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đạt hiệu quả cao và tiết kiệm nguồn lực. Ảnh: N.H |
Mạnh ai nấy làm
Cuộc đua chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt khi hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi nhanh chóng trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 đã thúc đẩy các ngân hàng phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn để tiếp cận khách hàng.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, các ngân hàng đang tiếp tục phát triển mảng bán lẻ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số, cùng với việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động và ngân hàng trực tuyến cũng ngày càng phát triển. Trong xu thế đó, các ngân hàng đẩy mạnh đầu tư ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại như công nghệ phi tiếp xúc, ứng dụng sinh trắc học trong xác thực khách hàng, tích hợp các dịch vụ khác nhau trên cùng một ứng dụng, giao dịch từ xa, trợ lý ảo…
Quan sát cuộc đua chuyển đổi số của các ngân hàng thời gian qua, chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực nhận thấy các ngân hàng đang thiếu liên kết, thiếu chia sẻ, gây lãng phí lớn về nguồn lực. Phụ trách mảng ngân hàng số của Ngân hàng Quân đội (MB), ông Vũ Thành Trung cũng thừa nhận thực tế này. Điển hình như việc triển khai giải pháp định danh khách hàng điện tử (eKYC), ông Trung cho hay, thời gian qua, ngân hàng nào cũng chạy đua triển khai, dẫn tới tốn kém không ít chi phí thay vì dùng nguồn lực này để hỗ trợ khách hàng. Từ thực tế đó, các ngân hàng cho rằng, cần có giải pháp để các ngân hàng có thể sử dụng kết quả định danh của nhau để mở tài khoản cho khách hàng. “Trong tương lai, khách hàng sẽ chỉ cần mở một tài khoản nhưng có thể sử dụng dịch vụ của nhiều ngân hàng khác nhau, tương tự như ở nhiều nước châu Âu” - ông Đinh Văn Chiến, Phó Tổng giám đốc TPBank nhìn nhận.
Đồng quan điểm này, ông Phạm Công Quỳnh Lân, Phó Tổng giám đốc VietinBank cho rằng, eKYC là một trong những minh chứng cho sự đồng bộ trong chuyển đổi số cho toàn xã hội chứ không riêng ngành ngân hàng. Do đó, phải có một cơ quan đầu mối để triển khai giải pháp này.
Ông Phạm Anh Tuấn, Ủy viên HĐQT Vietcombank cũng chia sẻ: “Trong các cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi đề nghị cần có một chuẩn chung cho eKYC, đừng để đến khi tất cả các ngân hàng đã triển khai xong xuôi thì Ngân hàng Nhà nước mới ban hành chuẩn mực như đã làm với thẻ trước đây”. Theo ông Tuấn, hiện tại không giải pháp eKYC nào “nói chuyện” được với nhau, tất cả các dữ liệu được thu thập bởi eKYC của công ty A đều sử dụng được hoặc khai thác cho công ty B. Theo đó, cần có một liên minh về eKYC để các ngân hàng cùng tham gia và chia sẻ thông tin.
“Khát” nhân sự chuyển đổi số
Bên cạnh việc lãng phí nguồn lực do thiếu liên kết, chia sẻ, quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng còn phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Ông Tuấn chia sẻ, nhân sự chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng hiện không nhiều, đa phần đều chạy lòng vòng từ ngân hàng này qua ngân hàng khác. Mặc dù đội ngũ IT trong các ngân hàng không hề ít, nhưng số người có tư duy đầy đủ liên quan đến chuyển đổi số thì còn hạn chế. Do đó, theo ông Tuấn, bản thân các ngân hàng cần tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo cho hệ thống của mình để bổ sung nguồn lực, bên cạnh đó cần tìm kiếm thêm nguồn lực từ trong nước và nước ngoài. Như tại Vietcombank, hiện chức danh giám đốc và một phó tổng giám đốc của ngân hàng số đều do người nước ngoài đảm nhiệm.
Ông Tuấn cũng lo ngại việc các ngân hàng cạnh tranh lẫn nhau để thu hút nhân sự sẽ tự đẩy mình vào thế khó, bởi điều này vô tình đẩy mức lương ngày càng tăng cao.
Trong xu thế cạnh tranh gay gắt đó, ông Nguyễn Hải Long, Phó Tổng giám đốc Agribank thừa nhận, Agribank là đơn vị yếu thế nhất vì là ngân hàng 100% vốn Nhà nước, bị khống chế về mức lương. “Mỗi năm Agribank mất khoảng 10 cán bộ IT, trong năm 2019 ngân hàng chỉ tuyển mới được 2 cán bộ, năm nay ngân hàng cũng nỗ lực tuyển nhưng gặp rất nhiều khó khăn do mức lương khởi điểm chỉ ở mức 5-7 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung trong lĩnh vực này” – ông Long chia sẻ.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng khác cũng chia sẻ nỗi khốn khổ khi nhân sự về chuyển đổi số rời bỏ để chuyển sang một đơn vị mới. Ông Lân cho hay, cạnh tranh về nhân sự chuyển đổi số không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng mà còn giữa ngân hàng với các công ty fintech - những đối thủ chấp nhận trả rất nhiều tiền để lôi kéo được nhân sự tốt.
Lý giải về sự khan hiếm nhân sự chuyển đổi số, lãnh đạo các ngân hàng nhận định, xu hướng chuyển đổi số diễn ra rầm rộ trong vài năm gần đây khiến nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này tăng cao, trong khi nguồn lực chưa đáp ứng kịp. Theo ông Trung, nhìn lại 3 năm gần đây, thị trường xuất hiện rất nhiều vị trí công việc mà trước đây chưa từng có, thậm chí có những vị trí mà người làm ngân hàng chưa từng tưởng tượng ra, như phân tích trải nghiệm khách hàng, phân tích dữ liệu…
Trước thực trạng như trên, chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có các chương trình đào tạo về nhân sự chuyển đổi số, cụ thể là các kỹ năng phân tích dữ liệu, phân tích trải nghiệm khách hàng, quản trị rủi ro trong môi trường số... Hiện tại, một số trường đại học đã có mở khoa fintech như Đại học Ngân hàng TPHCM, Đại học Kinh tế quốc dân, song vẫn cần phải tăng cường hơn. Bên cạnh đó, cần có vai trò đóng góp của các ngân hàng để đưa kiến thực thực tiễn vào chương trình đào tạo.
Tin liên quan
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
13:41 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
09:09 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
08:54 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics