Doanh nghiệp hiến kế nâng sức cạnh tranh cho hàng Việt
Nếu không có địa điểm tốt cho các doanh nghiệp Việt giới thiệu và bán các sản phẩm của mình thì doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ rất khó tồn tại và phát triển Ảnh: Hương Dịu |
Khó tiếp cận với các nguồn hỗ trợ
Theo TS. Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), đặc điểm nền kinh tế Việt Nam là có trên 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm hơn 62%. Trong lĩnh vực bán lẻ, tỷ lệ này còn cao hơn. Hạ tầng bán lẻ như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh... tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các thành phố, thị xã, thị trấn, trong khi thị trường rộng lớn ở nông thôn, miền núi mạng lưới chợ còn quá mỏng, việc bố trí quỹ đất cho phát triển hạ tầng thương mại tại nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng còn nhiều hạn chế, nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp.
Không những thế, các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và siêu nhỏ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh như khả năng tiếp cận với nguồn vốn, mức thuế và phí cao, thủ tục hành chính và các chi phí khác để tiếp cận đất đai khi mở chuỗi siêu thị, chi phí xin cấp phép xây dựng, xin cấp phép dựng biển quảng cáo, thuê mặt bằng kinh doanh do giá bất động sản cao...
Còn theo ông Tô Hoài Nam, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VINASME, để không bị thua ngay trên sân nhà, để hàng Việt ngày càng ưu việt và chinh phục được người tiêu dùng thì phải quan tâm đến yếu tố chất lượng và giá cả. Tất cả những điều đó phải được thể hiện bằng cam kết rất mạnh mẽ về nhận thức của doanh nghiệp để cam kết về chất lượng, giá thành, dịch vụ...
“Nếu được chọn một điểm quan trọng nhất, tôi cho rằng doanh nghiệp phải bắt đầu bằng tính cam kết. Với cam kết về chất lượng buộc doanh nghiệp không thể chạy theo lợi ích trước mắt. Đồng thời buộc doanh nghiệp phải thay đổi về công nghệ. Cam kết với người tiêu dùng về môi trường thì doanh nghiệp phải biết tôn trọng xã hội. Để làm được điều đó, về phía Nhà nước phải bắt đầu từ chính sách, về phía doanh nghiệp phải bắt đầu bằng sự cam kết. Từ đó mới tạo thị trường tốt, mà thị trường chỉ có giá cả và chất lượng ", ông Tô Hoài Nam nhấn mạnh.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cho rằng, cần nâng cao tính liên kết trong việc mở rộng hệ thống bán lẻ, tiêu thụ sản phẩm thương hiệu Việt tới tay người tiêu dùng. Theo đó, đến lúc cần phải thay đổi tư duy của doanh nghiệp và nhà quản lý, nâng tầm chất lượng, sản phẩm theo tiêu chuẩn toàn cầu, EU, Nhật, Mỹ và xây dựng chuỗi sản xuất, từ sản xuất tới tiêu thụ. Cùng với đó, cần xây dựng được những doanh nghiệp, tập đoàn lớn để làm xương sống phát triển hàng hàng Việt một cách chuyên nghiệp, hệ thống, toàn diện.
Mong được hưởng ưu đãi như nhà đầu tư ngoại
Ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hòa Bình cho biết, hiện nay các trung tâm thương mại đạt tiêu chuẩn của Việt Nam đến 90% là do các tập đoàn nước ngoài nắm giữ và chi phối. Các trung tâm thương mại nội địa gần như không có người thuê mặt bằng để bán hàng do giá cho thuê mặt bằng cao. Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam sẽ khó khăn khi đưa ra thị trường vì mẫu mã, hình thức và chất lượng không bằng hàng nhập khẩu, trong khi giá thành sản xuất lại cao hơn hàng nhập, cũng như chi phí marketing, bán hàng... đều cao. Chính vì vậy, nếu không có địa điểm tốt cho các doanh nghiệp Việt giới thiệu và bán các sản phẩm của mình thì họ sẽ rất khó tồn tại và phát triển, nguy cơ bị giải thể hoặc phá sản là rất lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông Nguyễn Hữu Đường đề xuất, Công ty Hòa Bình sẽ kết hợp với các công ty kinh doanh siêu thị và thương mại chuyên nghiệp trong nước để kinh doanh các trung tâm thương mại này; đồng thời phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố, huyện và các hiệp hội ngành nghề, sản phẩm để hỗ trợ sản xuất hàng hóa và thu mua hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.
“Để thực hiện được đề xuất này, chúng tôi mong muốn được hưởng chính sách ưu đãi về thuê mặt bằng như các nhà đầu tư nước ngoài đang được hưởng. Chúng tôi cũng cam kết sẽ giảm giá thuê mặt bằng, cung cấp hàng giá rẻ hơn cho người tiêu dùng, ủng hộ hàng hóa do doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sản xuất để ủng hộ hàng hóa Việt, người tiêu dùng Việt Nam. Cụ thể, chỉ mặt hàng nào Việt Nam chưa sản xuất được thì mới nhập khẩu và đưa vào đó để bán, giá bán chỉ được cộng tối đa 5-10% so với giá thành. Khi ra đời các trung tâm thương mại miễn phí thuê mặt bằng sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm được chi phí bán hàng, do vậy giá sản phẩm sẽ giảm được tối thiểu 30% so với giá hiện nay”, Chủ tịch HĐQT Công ty Hòa Bình phân tích.
Tin liên quan
Lan tỏa giá trị hàng Việt Nam trên nền tảng số
20:12 | 25/10/2024 Kinh tế
Tránh bất lợi cho hàng Việt xuất khẩu từ những đòn phòng vệ mới
07:15 | 18/08/2024 Kinh tế
Tôn vinh hơn 500 nông sản Việt OCOP
14:47 | 06/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK