Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Việt Nam: Nỗ lực hơn nữa cho những bứt phá
Bà đánh giá như thế nào về việc thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam được nâng lên mạnh mẽ?
Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thực hiện nhằm xếp hạng 141 nền kinh tế (chiếm 99% GDP thế giới) qua 103 chỉ số được nhóm thành 12 trụ cột. Năm 2019, Việt Nam được WEF đánh giá là nền kinh tế có mức độ cải thiện điểm số và tăng hạng tốt nhất toàn cầu. Theo đó, năng lực cạnh tranh 4.0 của Việt Nam tăng 3,5 điểm (từ 58 điểm lên 61,5 điểm) cao hơn điểm trung bình toàn cầu (60,7 điểm) và tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên vị trí 67).
Kết quả cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam như trên phần nào phản ánh nỗ lực liên tục trong những năm gần đây của Chính phủ về cải cách môi trường kinh doanh, về thúc đẩy đổi mới sáng tạo để thích ứng và nhảy vọt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập sâu rộng hơn. Những nỗ lực cải cách nổi bật như cắt giảm, đơn giản hoá ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; thay đổi phương thức quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành (áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển mạnh sang hậu kiểm,…); chú trọng cải thiện các quy định, thủ tục nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; đẩy mạnh Chính phủ điện tử và giao dịch không dùng tiền mặt; cải cách thanh, kiểm tra DN; giảm chi phí DN; từng bước tạo lập thể chế chính sách vượt trội nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo;… đã đóng góp có ý nghĩa vào kết quả năng lực cạnh tranh 4.0 năm 2019 của nước ta.
Xin bà phân tích cụ thể hơn về những trụ cột và chỉ số thành phần giúp Việt Nam thăng hạng?
Việt Nam có 8/12 trụ cột tăng điểm và tăng nhiều bậc. Đáng chú ý trong số đó, trụ cột Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tăng điểm và tăng hạng nhiều nhất (tăng 25,7 điểm và 54 bậc, từ 43,3 điểm lên 69 điểm và theo đó thứ hạng từ vị trí 95 lên vị trí 41). Tất cả các chỉ số thành phần trong trụ cột này đều tăng điểm, tăng hạng (như thuê bao internet cáp quang, thuê bao di động, số người sử dụng internet…). Tiếp đến là trụ cột Thị trường sản phẩm tăng 23 bậc (từ vị trí 102 lên thứ 79), với các chỉ số về cạnh tranh trong nước đều tăng điểm và tăng hạng, độ mở thương mại được ghi nhận tích cực với việc giảm bớt các rào cản phi thuế.
Mức độ năng động trong kinh doanh tăng 12 bậc (từ vị trí 101 lên vị trí 89), với những cải thiện mạnh mẽ trên hầu hết các chỉ số thành phần (ngoại trừ phá sản DN), nhất là những chỉ số thể hiện tăng trưởng các DN đổi mới sáng tạo, DN có ý tưởng đột phá. Trụ cột năng lực đổi mới sáng tạo tăng 6 bậc (từ thứ hạng 82 lên thứ hạng 76). Trụ cột Thể chế tăng 0,3 điểm và 5 bậc (từ vị trí 94 lên vị trí 89). Trong đó, đáng kể nhất là nhóm các chỉ số thể hiện Mức độ định hướng tương lai của Chính phủ tăng mạnh.
Tuy nhiên, với 12 trụ cột này thì còn 3 trụ cột tụt hạng và 1 trụ cột giữ vị trí không đổi. Cụ thể, trụ cột ổn định kinh tế vĩ mô không thay đổi điểm số và thứ hạng (giữ ở mức 75 điểm và thứ hạng 64). Trụ cột hệ thống tài chính tăng 1,6 điểm, nhưng giảm 1 bậc; trụ cột cơ sở hạ tầng tăng 0,5 điểm, nhưng giảm 2 bậc. Trụ cột y tế giảm điểm nhẹ (0,5 điểm, từ 81 điểm xuống 80,5 điểm) và do đó tụt 3 hạng (từ vị trí 68 xuống vị trí 71).
Mặt khác, có đến 8/12 chỉ số trụ cột hiện ở thứ hạng thấp hoặc rất thấp. Các trụ cột có thứ hạng dưới thứ hạng chung về năng lực cạnh tranh (thứ 67) gồm: Thể chế (89), Cơ sở hạ tầng (77), y tế (71), kỹ năng (93), thị trường sản phẩm (79), thị trường lao động (83), mức độ năng động trong kinh doanh (89) và năng lực đổi mới sáng tạo (76).
Ở cấp độ các chỉ số thành phần, một số chỉ số có sự suy giảm mạnh như: Dấu hiệu tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, hiện đứng ở gần cuối bảng (thứ 101), giảm 10 bậc so với năm 2018 (thứ 91); Mức độ Tiếp xúc với nước uống không an toàn có dấu hiệu tăng, hiện ở thứ hạng thấp (thứ 95), giảm 13 bậc so với năm 2018 (thứ 82); Hiệu quả dịch vụ cảng biển tuy không giảm điểm, nhưng tụt 5 bậc (đứng thứ 83)… Đáng chú ý là trong trụ cột hệ thống tài chính, chỉ số nguồn vốn cho DN vừa và nhỏ (DNVVN) giảm 0,8 điểm và 12 bậc, đứng ở thứ hạng 97 (năm 2018 có thứ hạng 85). Kết quả này cho thấy tiếp cận tín dụng vẫn là trở ngại lớn đối với các DN nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, mức độ sẵn có về vốn đầu tư mạo hiểm tuy có sự cải thiện, nhưng chậm hơn so với nhiều nền kinh tế, dẫn tới thứ hạng giảm 10 bậc (từ vị trí 51 xuống vị trí 61). Điều này phần nào phản ánh môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam chưa thực sự ổn định và thuận lợi, khiến các quỹ đầu tư thận trọng hơn khi đầu tư cho DN ở Việt Nam.
Với những kết quả này, so với các nước xung quanh, Việt Nam đã có tiến bộ như thế nào, thưa bà?
Năm 2019, ngoại trừ Singapore và Việt Nam, các nước còn lại trong khu vực ASEAN đều giảm điểm hoặc giảm bậc. Trong đó, Malaysia, Thái Lan tăng điểm, nhưng giảm bậc (mỗi nước giảm 2 bậc); Indonesia và Philippines giảm điểm và giảm bậc (Indonesia giảm 5 bậc; Philippines giảm 8 bậc); 2 nước Lào và Campuchia vẫn ở cuối bảng xếp hạng. Tuy có sự cải thiện nhanh, nhưng năng lực cạnh tranh 4.0 của Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 6 trong ASEAN, sau Singapore (thứ 1), Malaysia (thứ 27), Thái Lan (thứ 40), Indonesia (thứ 50) và Philippines (thứ 64).
Từ những vấn đề nêu trên, theo bà, Chính phủ Việt Nam cần phải có những hành động như thế nào để cải thiện hiệu quả hơn nữa môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia?
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là vấn đề về thể chế, kỹ năng, môi trường kinh doanh và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Bởi vậy, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải cách mạnh mẽ, thực chất và toàn diện hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế một cách bền vững và mang lại sự thịnh vượng cho người dân, tạo ra sự phát triển đột phá cho nền kinh tế. Điều này đòi hỏi không chỉ nỗ lực từ Chính phủ mà cần sự chung tay của các bên liên quan, nhất là cộng đồng DN và người dân.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
09:54 | 02/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
15:45 | 27/12/2024 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim từ Việt Nam
20:22 | 30/12/2024 Kinh tế
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm rủi ro phòng vệ thương mại nhắm vào ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời
10:18 | 29/12/2024 Kinh tế
Kiến nghị cắt giảm thủ tục để tăng cạnh tranh trong xuất khẩu
08:06 | 29/12/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản sẽ chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2025
17:45 | 28/12/2024 Kinh tế
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
Phát hiện gần 180 kg pháo hoa trên xe than đá
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics