Việt Nam sẽ xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp
![]() |
10 tháng đầu năm, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,7% tổng kim ngạch XK. Ảnh: N.Thanh. |
Điểm sáng của DN nội
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, tính tới hết tháng 10, tổng kim ngạch XNK hàng hóa ước đạt 427,05 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, kim ngạch XK ước đạt 217,05 tỷ USD, tăng 7,4%; kim ngạch NK ước đạt 210 tỷ USD, tăng 7,8%. 10 tháng qua, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 49,9 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU, Trung Quốc, ASEAN...
Trong "bức tranh" XK hàng hóa suốt từ đầu năm đến nay, điểm đáng chú ý hơn cả là bước chuyển biến khá rõ ở khối DN trong nước so với khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Điều này được thể hiện qua những con số, như tốc độ tăng kim ngạch XK 10 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 16,2%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (3,9%). Qua đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,7% tổng kim ngạch XK (cùng kỳ năm trước là 28,4%). Như vậy, sau khi đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2018 (14,96%), khối DN trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động XK hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm.
Nhìn nhận chung về tình hình XK 10 tháng qua, Bộ Công Thương cho rằng, mức tăng trưởng 7,4% tuy có phần chậm lại so với cùng kỳ năm 2018 và 2017 (tăng tương ứng 15,3% và 21,8%) nhưng cơ bản đã bám sát chỉ tiêu đặt ra của Quốc hội là đưa tăng trưởng XK tăng 7%- 8% trong năm 2019. Tính đến thời điểm hiện tại, kim ngạch XK hàng hóa của nước ta đã hoàn thành 82,5% mục tiêu cả năm. Điều này cho thấy nỗ lực không nhỏ trong việc khai thác thị trường, thúc đẩy XK và là xu hướng tích cực trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm.
"Cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng ước tính xuất siêu 7,05 tỷ USD, cao hơn con số 6,83 tỷ USD của cả năm 2018. Với diễn biến này, nhiều khả năng năm 2019 sẽ là năm xuất siêu thứ 4 liên tiếp của Việt Nam và nền kinh tế đang có sự chuyển dịch từ nhập siêu sang xuất siêu trong những năm gần đây", Bộ Công Thương đánh giá.
Xuất khẩu ít biến động 2 tháng cuối năm
2 tháng cuối cùng khép lại năm 2019, dù kim ngạch XNK thường khá cao so với đầu năm do đây là thời điểm chuẩn bị hàng hóa phục vụ các dịp mua sắm lớn nhất trên toàn cầu, tuy nhiên Bộ Công Thương dự báo, hoạt động XK sẽ không có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.
XK hàng hóa có một số yếu tố thuận lợi. Cụ thể như: XK các mặt hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, nông, thủy sản… thường ở mức cao trong giai đoạn cuối năm do nhu cầu hàng hóa phục vụ các ngày lễ, tết tăng cao. Bên cạnh đó, XK cá tra, basa sang thị trường Mỹ được dự báo sẽ phục hồi trong thời gian tới khi mới đây, theo quyết định sơ bộ đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 đối với sản phẩm cá tra Việt Nam, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo mức thuế sơ bộ cho bị đơn bắt buộc và bị đơn tự nguyện là 0 USD/kg; thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg. Mức thuế này thấp hơn rất nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát trước đó ở mức 1,37 - 2,39 USD/kg. Đây là tín hiệu tốt cho các DN XK cá tra sang thị trường Mỹ.
Dù vậy, Bộ Công Thương cũng nêu rõ còn không ít yếu tố cản trở đà tăng trưởng XK. Đó là XK điện thoại các loại sau khi tăng mạnh trong quý III/2019 (do Samsung cho ra mắt sản phẩm mới) sẽ chậm lại trong quý IV/2019. XK hàng hóa sang thị trường Trung Quốc vẫn còn nhiều khó khăn do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và tác động từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý III/2019 thấp hơn dự kiến, chỉ đạt 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức tăng trưởng yếu nhất trong gần 3 thập kỷ qua của nước này. Thực tế này đến từ tình hình sản xuất kém sôi động trong bối cảnh ảnh hưởng mạnh mẽ từ thương chiến Mỹ - Trung cũng như nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm. Không chỉ nhu cầu sụt giảm, XK các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn do nước này tăng cường kiểm tra, siểm soát chất lượng hàng hóa NK trước khi thông quan", Bộ Công Thương phân tích.
Từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương xác định tiếp tục theo dõi sát biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung để chủ động trong công tác điều hành, có biện pháp thúc đẩy XK những mặt hàng có khả năng tận dụng cơ hội để XK và tăng cường quản lý chặt chẽ trước nguy cơ gian lận thương mại và gian lận xuất xứ hàng hóa; tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa XK của Việt Nam...
Tập trung chống gian lận xuất xứ
Liên quan tới câu chuyện gian lận xuất xứ hàng hóa, nhất là hàng hóa từ Trung Quốc và các nước khác lợi dụng xuất xứ của Việt Nam để lợi dụng ưu đãi thuế quan, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV ngày 6/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Bộ Công Thương đã có danh sách các cảnh báo sớm về các nguy cơ gian lận thương mại trong một số mặt hàng, ví dụ hiện có tới năm 25 mặt hàng XK đi Mỹ và các nước khác đang có nguy cơ bị lợi dụng, trong đó có những mặt hàng rất cao như điện tử, gỗ dán, dệt may, da giày,... Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư về tạm dừng việc tạm nhập cũng như XK gỗ dán đi Mỹ. Đây là mặt hàng có tăng trưởng lên tới hơn 400% trong thời gian qua và gây nguy cơ lớn cho câu chuyện gian lận thương mại, xuất xứ đi Mỹ.
"Chúng tôi cũng đang tiếp tục phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng tổ chức khuyến nghị, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cảnh báo về những nguy cơ bị gọi là trừng phạt thương mại cũng như bị áp thuế trong các mặt hàng khác. Có rất nhiều sản phẩm của các nước khác bị áp thuế của Mỹ, EU và nhiều nước cả về thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp. Họ tìm cách lợi dụng những sản phẩm có xuất xứ của Việt Nam XK đi những quốc gia này ", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Tin liên quan

Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa
11:36 | 11/07/2025 Thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online
16:39 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng
16:39 | 12/07/2025 Xu hướng

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới
16:37 | 12/07/2025 Xu hướng

Lạng Sơn quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cửa khẩu thông minh
09:48 | 11/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản
09:20 | 11/07/2025 Xu hướng

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc
21:14 | 10/07/2025 Xu hướng

Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra
16:03 | 10/07/2025 Xu hướng

Nhóm hàng xuất khẩu nào dẫn đầu Top 10 trong 6 tháng đầu năm?
15:21 | 10/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Thêm 4 bến cảng container được xây dựng, Hải Phòng khẳng định tầm vóc cảng biển quốc tế
11:47 | 10/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?
11:41 | 10/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu thép cuộn sang Nam Phi: Việt Nam được miễn thuế tự vệ tạm thời
11:00 | 10/07/2025 Xu hướng

Nhiều ngân hàng quốc tế đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
09:49 | 10/07/2025 Xu hướng

Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài đón container thông quan đầu tiên
09:24 | 10/07/2025 Cần biết

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore
16:35 | 09/07/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 9.919 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Thị trường tài chính xanh sẽ phát triển mạnh mẽ

Lại thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

6 tháng đầu năm: Đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng 74.084 tỷ đồng

Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển

Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ

Đã triển khai nhiều dịch vụ thuế điện tử dành cho người nộp thuế là cá nhân

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Động lực tăng trưởng đang thay đổi cục diện ngành Thép

Doanh nghiệp Việt thắng lớn tại Hàn Quốc

Kế toán, kiểm toán không bị thay thế, mà chuyển mình trong kỷ nguyên số

Thu thuế GTGT tự động đối với hàng NK qua chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng

Hoá đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Cản trở lớn nhất là kỹ năng công nghệ

Hải quan lưu ý quy định về số định danh cá nhân thay cho mã số thuế cá nhân

Xác định tiền thuê đất trả hàng năm

Chính sách ưu đãi thuế vượt trội cho sản xuất, lắp ráp ô tô thân thiện với môi trường

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Lại thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Tăng cơ hội hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới

Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin

Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa

Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc để bứt phá

Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật

Bất động sản công nghiệp cần chủ động "chuyển mình" trước sự thay đổi của nhu cầu

AMV bị cắt margin và loạt cảnh báo 'trói chân' nhà đầu tư

Nhiều cơ hội cho thị trường tài chính xanh

Phân khúc văn phòng cho thuê chất lượng cao chiếm ưu thế

Giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận sự tăng trưởng tích cực
