Doanh nghiệp dệt may sẵn sàng chi 400 tỷ đồng tiêm vắc xin
Mỹ, EU tăng nhu cầu, xuất khẩu dệt may, da giày khởi sắc | |
Doanh nghiệp bảo vệ hoạt động sản xuất trong mùa dịch | |
Nỗ lực bảo vệ chuỗi cung ứng dệt may | |
Dệt may lấy lại đà tăng trưởng |
Nếu thiếu vắc xin, không miễn dịch được cộng đồng, doanh nghiệp dệt may rất căng thẳng và phải tổ chức sản xuất theo phương pháp giãn cách . Ảnh minh hoạ. Ảnh: H.Dịu |
Doanh nghiệp “sống dở chết dở”
Lãnh đạo Công ty CP may Đáp Cầu thời gian gần đây luôn trong tâm trạng “đứng ngồi không yên”. Khi làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát tại Bắc Ninh, Bắc Giang- nơi có nhà máy của may Đáp Cầu trú đóng, Công ty lập tức tăng cường một loạt nội dung kiểm soát.
Tuy nhiên, ngày 15/5/2021, doanh nghiệp này ghi nhận một công nhân có vợ là F0. Cả tổ sản xuất có công nhân là F1 được cho nghỉ làm việc, đi xét nghiệm và cách ly. Đến 3 ngày sau, trường hợp F1 đó chuyển thành dương tính, như vậy cả tổ sản xuất đã trở thành F1. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác phòng dịch, sau 3 tuần ở các nhà máy may Đáp Cầu không phát sinh thêm F0.
Điều khiến lãnh đạo doanh nghiệp “đau đầu” là thực hiện chỉ đạo của tỉnh Bắc Ninh, yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện cách ly, cho công nhân ăn nghỉ tại chỗ làm việc để phòng Covid-19 lây lan, người lao động của Công ty không chấp nhận và nghỉ làm dù doanh nghiệp nỗ lực vận động.
Trong trường hợp người lao động đi làm nhưng thực hiện giãn cách, chỉ được chưa tới 50% số máy hoạt động, chỗ ăn ngủ cho người lao động cũng không đủ… Nhiều khó khăn bủa vây khiến doanh nghiệp phải dừng sản xuất từ 18/5/2021 đối với nhà máy ở Thị Cầu, Đáp Cầu và từ 2/6/2021 đối với nhà máy ở Yên Phong.
“Thực sự là doanh nghiệp đang rơi vào cảnh “sống dở chết dở” chưa từng xảy ra. Chúng tôi đang đàm phán với khách hàng để giãn thời gian giao hàng, khách hàng có thông cảm, nhưng giãn không được lâu. Hàng quần áo có thời vụ, là loại hàng nhanh, không thể hàng cho mùa này chuyển sang mùa khác được. Chúng tôi đành chuyển đơn hàng đi nơi sản xuất khác nhưng tình hình cũng ngoài tầm kiểm soát”, ông Lương Văn Thư, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP may Đáp Cầu chia sẻ.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thông tin thêm, trong 3 đợt dịch đầu tiên, các doanh nghiệp trong Tập đoàn hoàn toàn không có người bị mắc Covid-19. Tuy nhiên, trong đợt dịch thứ 4, có doanh nghiệp ở Bắc Ninh và Đà Nẵng có người lao động là F0, dẫn tới việc doanh nghiệp tại nơi đó buộc phải ngừng sản xuất, bị thiệt hại không nhỏ.
Năm 2021, doanh nghiệp trong ngành đã có các hợp đồng kinh tế, thời gian giao hàng cụ thể, trách nhiệm rõ ràng gắn với nhà sản xuất. Do vậy, việc dừng sản xuất, giao hàng chậm, dù là do yếu tố khách quan thì vẫn là nội dung cần thương lượng kỹ với người mua để giảm thiểu thiệt hại cho cả hai phía.
“Đơn cử, khi bị chậm sản xuất mà phải đổi việc vận chuyển hàng từ đường thủy sang đường hàng không thì doanh nghiệp may chắc chắn lỗ cho đơn hàng đó”, ông Lê Tiến Trường nói.
400 tỷ đồng để tiêm vắc xin
Thực trạng vừa giãn cách vừa sản xuất hiện nay khiến doanh nghiệp may gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 được đánh giá là giải pháp tối ưu để doanh nghiệp may vốn sử dụng nhiều lao động có thể sản xuất hiệu quả, an toàn, hoàn thành được mục tiêu đề ra năm 2021.
Nếu thiếu vắc xin, không miễn dịch được cộng đồng, doanh nghiệp rất căng thẳng và phải tổ chức sản xuất theo phương pháp giãn cách, không hoạt động đủ công suất thiết kế, sử dụng lao động ít hơn.
“Đơn cử, một nhà xưởng may trung bình thiết kế cho 1.200 người lao động làm việc, nhưng khi phải giãn cách thì chỉ có thể đảm bảo cho 700-800 người lao động làm việc. Tổ chức sản xuất như thế không có hiệu quả, không là giải pháp lâu dài cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chịu đựng được trong vòng 1-2 năm, chứ không thể kéo dài hơn nữa”, ông Lê Tiến Trường phân tích.
Với 150.000 người lao động, dự kiến Vinatex phải có 300.000 liều vắc xin. Nếu lo tiêm cho cả người nhà của người lao động Vinatex, dự kiến cần trên 1 triệu liều vắc xin. Tổng chi phí tính ra khoảng 400 tỷ đồng.
Vinatex không huy động, mà coi đây là việc cần làm của từng doanh nghiệp trực thuộc Vinatex. Mỗi doanh nghiệp cần tự lo nguồn chi phí tiêm vắc xin cho người lao động của mình. Trong trường hợp doanh nghiệp nào thực sự khó khăn, Tập đoàn sẽ hỗ trợ khoản chi này.
Hiện nay, Vinatex mới tiếp cận được vắc xin theo Nghị quyết 21/NQ-CP2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19.
Nguồn này phân bổ cho các Ban chỉ đạo phòng chống dịch ở các đơn vị trong vùng dịch. Tuy nhiên, Nghị quyết 21/NQ-CP2021 thực thi khi TPHCM chưa trở thành vùng dịch nên riêng các đơn vị của Vinatex ở TPHCM lại chưa được tiêm. Vì vậy, Vinatex mong sớm điều chỉnh để những nơi dịch vừa phát sinh, các Ban chỉ đạo ở tuyến đầu các doanh nghiệp được tiếp cận vắc xin ngay.
Ngoài ra, theo ông Lê Tiến Trường, hiện nay mới chỉ những người trong Ban chỉ đạo tuyến trên được tiêm vắc xin, mong muốn là tiếp tục triển khai rộng thêm để sớm tiêm vắc xin cho các Ban chỉ đạo ở các vùng xa hơn, tới các doanh nghiệp, công ty con và các nhà máy trực thuộc.
“Sau những người tuyến đầu này thì triển khai tới lực lượng người lao động tại các trung tâm sản xuất lớn tại các khu công nghiệp, có nguy cơ cao hơn ở các doanh nghiệp lẻ nằm riêng biệt; tiếp đó, đến các doanh nghiệp có từ 2.000 người lao động trở lên; cuối cùng mới đến các doanh nghiệp có số lượng người lao động chỉ vài trăm người như các doanh nghiệp sợi, dệt”, ông Lê Tiến Trường đề xuất.
Tin liên quan
Doanh nghiệp “kêu khó” vì hạn mức tín dụng
21:47 | 15/03/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics