Doanh nghiệp chuyển hướng với vận tải thủy nội địa
Vận tải thủy sẽ tránh được việc kẹt xe diễn ra thường xuyên tại cảng. Ảnh: T.H |
Thành công nhờ vận tải thủy
Với ưu thế, chi phí thấp, an toàn, thân thiện với môi trường, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực xây dựng những chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường như một lợi thế cạnh tranh trong việc mở rộng thị trường và logistics xanh là một trong những giải pháp cơ bản giúp doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu này, điển hình là Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.
Nhận thấy tiềm năng và tầm quan trọng của phương thức vận tải thủy, tháng 9/2020 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 37/CT-TTg về việc thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa. Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đường thủy nội địa phải được quan tâm đầu tư nhằm khai thác tối đa tiềm năng, cơ hội về lợi thế cạnh tranh của từng vùng và khu vực; bảo đảm tính tổng thể, tầm nhìn xa, chiến lược dài hạn; đầu tư phân kỳ hợp lý giữa các ngành, khu vực; góp phần giảm chi phí logistics quốc gia; nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách để huy động nguồn lực nhà nước đồng thời với huy động tối đa các nguồn lực xã hội; rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đạt được mục tiêu quy hoạch đề ra. Đây sẽ là dấu mốc tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa của phương thức này trong tương lai. |
Theo ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc marketing Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, là doanh nghiệp khai thác cảng và cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu Việt Nam, nhiều năm qua, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn luôn đã triển khai rất nhiều dịch vụ kết nối đường thủy tại khu kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), kết nối dịch vụ vận tải thủy từ cụm cảng Cái Mép - TPHCM và Cần Thơ sang Campuchia với sự tham gia tích cực của các đơn vị trong hệ thống.
Theo các chuyên gia, để giảm chi phí logistics thì giải pháp căn cơ là tăng cường vận chuyển đường thủy kết nối cảng nội địa gần với nhà máy, đồng thời phát triển các cảng cạn và kho chứa có kết nối đường thủy tại các khu kinh tế trọng điểm. Những ưu điểm của giải pháp này là tuyến sà lan ổn định, không bị hạn chế khi đi vào các khu vực làm hàng, lượng container chuyên chở lớn (từ 36-96 TEUs), đội ngũ vận hành phương tiện ít (3-4 nhân sự).
Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice cho biết, đa số các công ty xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện đều lựa chọn tuyến vận chuyển bằng đường thủy nội địa thay cho đường bộ để tiết kiệm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa. Cụ thể, chi phí vận chuyển bằng sà lan qua tuyến đường thủy từ các cảng tại TPHCM về cảng Thốt Nốt là 5,3-5,5 triệu đồng/container. Trong khi đó, nếu đi bằng đường bộ, mức chi phí sẽ tốn gấp đôi, khiến hàng hóa không cạnh tranh được với nước ngoài.
Tương tự, ông Trần Quốc Toản, Trưởng phòng Logistics, Công ty TNHH MTV Thép VAS An Hưng Tường cho biết, để giảm chi phí, công ty lựa chọn đường thủy làm tuyến vận tải chính để chuyên chở hàng hóa nhập khẩu từ các cảng tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu về Bình Dương nhằm tiết kiệm chi phí. Bởi vì, khối lượng vận chuyển trung bình của mỗi chiếc sà lan tương đương 50 chiếc xe đi trên đường bộ, trong khi chi phí cho mỗi chuyến sà lan chỉ bằng khoảng 15 chuyến xe.
Áp dụng hiệu quả của phương thức trên trong việc đảm bảo kết nối chuỗi cung ứng tại khu vực phía Bắc, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã phát triển giải pháp vận tải đa phương thức “thủy – bộ kết hợp” để vận chuyển hàng hóa thông suốt tuyến Bắc Ninh - Hải Phòng, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Giải pháp này được triển khai kết hợp đồng bộ giữa vận tải thủy Tân Cảng, cùng các đơn vị vận tải bộ với điểm trung chuyển tại ICD Tân Cảng - Quế Võ (Bắc Ninh).
Khác với vận tải bộ liên tỉnh truyền thống, thuyền viên sà lan không được phép lên bờ trong suốt thời gian cập cảng làm hàng nên không nằm trong phạm vi đối tượng yêu cầu phải xét nghiệm Covid -19 khi đi đến các tỉnh, thành phố. Điều này đã giúp hệ thống vận tải thủy được phân loại luồng xanh, qua đó đảm bảo tính liên tục cho tuyến hàng hóa thông qua phương thức này trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tham gia sâu vào chuỗi vận tải container
Theo ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục đường thủy Việt Nam, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, vận tải thủy nội địa đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa, vận chuyển hầu hết vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho than, điện, xi măng và hàng siêu trường siêu trọng với chi phí thấp và ít ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ đảm nhiệm luân chuyển hàng hóa của đường thủy nội địa trong toàn ngành giao thông ở vùng đồng bằng sông Hồng là 45%, vùng Đông Nam Bộ là 47,5%, đặc biệt tại vùng ĐBSCL chiếm tới gần 80%. Tuy nhiên, đường thủy nội địa mới chủ yếu đảm nhận vận chuyển các mặt hàng giá trị thấp, chưa tham gia sâu vào chuỗi vận tải container.
Thông tin từ Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam cho biết, hiện nay, hàng tuần, trên thị trường có khoảng 23-25 chuyến tàu container và hàng trăm chuyến tàu hàng rời phục vụ tuyến nội địa bởi rất nhiều doanh nghiệp vận tải Việt Nam luôn đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của các chủ hàng nội địa. Năng lực của các doanh nghiệp vận tải nội địa đang ngày càng được nâng cấp, củng cố, lớn mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển về giá cước và thời gian. Có thể nói Việt Nnam có giá cước vận chuyển nội địa thuộc loại thấp nhất trong khu vực.
Để tăng tính cạnh tranh và nâng cao hiệu quả khai thác vận tải thủy nội địa, theo Cục trưởng Bùi Thiên Thu, bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cần tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp vận tải - doanh nghiệp cảng - doanh nghiệp logistics và cơ quan quản lý chuyên ngành từ trung ương đến địa phương, đẩy mạnh áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý, xây dựng, khai thác vận tải thủy.
Cục Đường Thủy Nội Địa Việt Nam sẽ tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa trong năm 2022. Qua đó, với những chính sách mới tích cực, định hướng tới năm 2025, thị phần vận tải thủy nội địa sẽ tăng 2 lần, đạt mức 35% thay vì 17,2% như hiện tại. Để đạt được điều này một loạt các giải pháp sẽ được thực thi trong thời gian tới như: cải tạo luồng lạch, nâng cao tĩnh không các cầu, ưu tiên hỗ trợ đóng mới phương tiện, giảm phí ...
Tin liên quan
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics