Để thoát khỏi khủng hoảng cần nới lỏng chính sách tiền tệ
CPI chưa thể tăng mạnh
Những năm gần đây, nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam đang thực thi một chính sách tiền tệ thận trọng. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự thận trọng này? Câu trả lời chỉ có thể là do lo ngại lạm phát quay trở lại.
Trong vài năm trở lại đây, lạm phát đã thực sự trở thành “nỗi kinh hoàng” không chỉ đối với các bà nội trợ, các nhà đầu tư chứng khoán, mà cả đối với những người làm công tác quản lý giá. Chính việc lo ngại lạm phát quay trở lại cùng với những hậu quả mà nó có thể gây ra đã khiến cho các dự báo về lạm phát được đưa ra rất thận trọng và chính sách tiền tệ cho đến nay chủ yếu vẫn phải thực hiện nhiệm vụ “đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô”.
"Để giải quyết vấn đề nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu bất động sản hiện nay, việc tăng cung tiền là cần thiết nhưng chưa đủ. Cần phải có phương thức tăng cung tiền phù hợp mới giải quyết được vấn đề. Nếu không, dòng tiền sẽ chỉ loanh quanh trong hệ thống ngân hàng để đảm bảo thanh khoản, hoặc được dùng để mua trái phiếu Chính phủ"- TS. Nguyễn Đức Độ đề xuất. |
Nhận định về tình hình này, TS. Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng, thời gian qua, nhiều dự báo về lạm phát được đưa ra dựa trên cơ sở xác định mối quan hệ giữa cung tiền và tốc độ tăng chỉ số CPI trong quá khứ, theo đó lạm phát sẽ gia tăng và có độ trễ từ 6 tháng đến 1 năm sau khi tăng cung tiền. Tuy nhiên, theo TS. Độ, trên thực tế, tốc độ lạm phát không trực tiếp phụ thuộc vào mức tăng cung tiền, bởi Ngân hàng Nhà nước không đưa tiền trực tiếp cho người dân để mua hàng hóa. Nói cách khác, trong ngắn hạn cung tiền tác động đến lạm phát thông qua một số kênh truyền dẫn.
Ông Độ dẫn chứng: Có 2 biến số chính tác động trực tiếp đến mức chi tiêu của người dân và tốc độ tăng chỉ số CPI, đó là mức thu nhập và giá trị tài sản của người dân. Chừng nào việc tăng cung tiền chưa ảnh hưởng nhiều đến 2 biến số này, thì chỉ số CPI chưa thể tăng mạnh.
Yếu tố nào quyết định sự dịch chuyển dòng tiền?
Nếu như trong giai đoạn trước đây, việc tăng cung tiền theo phương thức Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu chính phủ, USD dẫn tới lãi suất giảm, các doanh nghiệp và người dân tăng chi tiêu, đầu tư vào bất động sản…, thì hiện nay với sự đổi chiều của thị trường bất động sản, quy mô nợ xấu gia tăng đã cản trở sự tác động của lãi suất đến sự chuyển dịch của dòng tiền.
Trong giai đoạn hiện nay, lãi suất thấp không còn có tác dụng kích thích dòng tiền chuyển động mạnh như trước, mà thay vào đó các yếu tố như thanh khoản, khả năng trả nợ, lòng tin của các ngân hàng, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp mới đóng vai trò quyết định đối với sự dịch chuyển của dòng tiền. Nhưng lòng tin không thể được cải thiện nếu vấn đề nợ xấu không được giải quyết cũng như giá bất động sản chưa tìm thấy đáy.
Giải thích rõ hơn về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Độ cho rằng, với tình trạng dòng tiền bị tắc nghẽn, các doanh nghiệp sẽ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người lao động chưa thể tăng mạnh và thị trường bất động sản chưa thể phục hồi ngay, do đó lạm phát chưa thể quay trở lại, ít nhất là cho đến khi vấn đề nợ xấu được giải quyết.
Như vậy, khi những đường truyền dẫn từ cung tiền tới lạm phát không còn như trước, thì quy luật độ trễ khoảng 6 tháng đến 1 năm từ lúc tăng cung tiền đến khi lạm phát gia tăng cũng sẽ không còn đúng nữa, TS. Độ nhận định.
Do đó, để giải quyết vấn đề nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu bất động sản hiện nay, việc tăng cung tiền là cần thiết nhưng chưa đủ. Cần phải có phương thức tăng cung tiền phù hợp mới giải quyết được vấn đề. Nếu không, dòng tiền sẽ chỉ loanh quanh trong hệ thống ngân hàng để đảm bảo thanh khoản, hoặc được dùng để mua trái phiếu chính phủ.
Với việc lòng tin của các chủ thể trong nền kinh tế giảm sút mạnh như hiện nay, TS. Độ đề xuất: Cách giải quyết là Ngân hàng Nhà nước phải bơm tiền trực tiếp vào thị trường, thông qua việc mua tài sản xấu hay trợ giá cho việc mua tài sản xấu, chứ không thể thông qua các biện pháp khuyến khích gián tiếp.
Lo ngại liệu cách thức này có gây ra lạm phát hay không, về lâu dài, chắc chắn là việc bơm quá nhiều tiền sẽ dẫn đến lạm phát, nếu số tiền thừa không được hút về kịp thời. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chừng nào vấn đề nợ xấu chưa được giải quyết, thị trường bất động sản chưa phục hồi, thì lạm phát chưa thể tăng cao. Hơn nữa, chừng nào tín dụng chưa tăng mạnh, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn, thu nhập của người lao động chưa được tăng, thì lạm phát cũng chưa thể tăng cao.
Đề xuất những giải pháp trước mắt, TS. Nguyễn Đức Độ nhấn mạnh: Để đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay, chính sách tiền tệ nới lỏng cần phải đóng vai trò chủ đạo. Hơn thế nữa, việc bơm tiền vào nền kinh tế phải được thực hiện theo kiểu của chính sách tài khóa, bởi sự giảm sút lòng tin của các chủ thể kinh tế khiến cho cách bơm tiền truyền thống không còn nhiều tác dụng như trước. Lạm phát sẽ không phải là vấn đề lớn trong ngắn hạn, khi mà vấn đề nợ xấu còn chưa được giải quyết, các dòng tín dụng còn chưa được khôi phục.
Việc quá lo ngại lạm phát trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay cũng có thể để lại những hậu quả tai hại như việc không đánh giá đúng những tác động tiêu cực của lạm phát phát cao trong bối cảnh tăng trưởng nóng trước đây.
Minh Anh
Tin liên quan
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
15:10 | 13/11/2024 Kinh tế
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
15:09 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
14:47 | 13/11/2024 Kinh tế
Tránh kéo dài tiến độ khi triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
14:44 | 13/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
10:11 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường Halal
08:30 | 13/11/2024 Kinh tế
Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh
08:05 | 13/11/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Viettel và Qualcomm nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện
Nợ thuế XNK, 4 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ động phòng ngừa khi kinh doanh trên không gian mạng
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan