Đề nghị không tăng thuế thuốc lá đột ngột để tránh hệ lụy
Việc tăng thuế đột ngột có thể đẩy người tiêu dùng chuyển sang sử dụng thuốc lá lậu, với mức giá rẻ hơn nhưng không được kiểm soát chất lượng. |
Tại tọa đàm "Cân nhắc lộ trình khi sửa thuế tiêu thụ đặc biệt" do Truyền hình Quốc hội tổ chức mới đây, Đại biểu Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, nhấn mạnh rằng việc tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá cần được thực hiện từ từ để tránh những tác động tiêu cực đến ngân sách nhà nước, an sinh xã hội và cuộc chiến chống thuốc lá nhập lậu.
Đồng quan điểm, Đại biểu Tráng A Dương - Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc, cũng cho rằng không nên tăng đột ngột thuế TTĐB đối với thuốc lá nhằm tránh những hậu quả tiêu cực. Điều này đã được ông đề cập trong một bài viết đăng trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Đề xuất tăng thuế cần phù hợp với thực tiễn
Bộ Tài chính đã đưa ra hai phương án tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá: Phương án 1 tăng 2.000 đồng/bao vào năm 2026 và 10.000 đồng vào năm 2030; Phương án 2 tăng 5.000 đồng/bao từ năm 2026 và tăng dần 1.000 đồng mỗi năm đến năm 2030. Tuy nhiên, cả hai phương án này đều bị đánh giá là quá cao và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.
Việt Nam hiện có tỷ lệ hút thuốc lá cao, đặc biệt ở nhóm thu nhập thấp. Việc tăng thuế đột ngột có thể đẩy người tiêu dùng chuyển sang sử dụng thuốc lá lậu, với mức giá rẻ hơn nhưng không được kiểm soát chất lượng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đi ngược lại mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá của Chính phủ.
Malaysia là một ví dụ điển hình về tác động tiêu cực khi tăng thuế quá cao. Tại đây, giá thuốc lá hợp pháp tăng khiến người dân chuyển sang sử dụng thuốc lá lậu, dẫn đến số lượng buôn lậu tăng mạnh. Đến cuối năm 2020, gần 2/3 số thuốc lá bán ra tại Malaysia là hàng nhập lậu.
Cân nhắc tác động lên chuỗi cung ứng và người nông dân
Tại Việt Nam, thuốc lá không phải là sản phẩm cấm và chỉ ở mức hạn chế. Vì vậy, ông Cường lưu ý Việt Nam cần có ứng xử rất mềm dẻo, cân nhắc các tác động của sự thay đổi chính sách thuế lên cả chuỗi sản xuất của thuốc lá, đặc biệt là người nông dân và các bên liên quan tại vùng nguyên liệu.
Do đó, theo ông Cường, khi tính đến các phương án đánh thuế phải xem xét luôn các phương án chuyển dịch hoạt động sản xuất làm sao để người dân vẫn có được sinh kế tốt và không ảnh hưởng tiêu cực đến bình ổn chung của đời sống kinh tế - xã hội. “Khi đó cải cách thuế của chúng ta mới đạt được mục tiêu”, ông nói.
Việc tăng thuế cao có thể làm gia tăng buôn lậu thuốc lá, đặc biệt khi Việt Nam có đường biên giới dài và dễ bị lợi dụng cho các hoạt động buôn lậu. Các chuyên gia dự báo nếu tăng thuế quá đột ngột, số tiền thất thu thuế do buôn lậu có thể lên đến 15-17 nghìn tỷ đồng.
Chính sách thuế cần đảm bảo hiệu quả toàn diện
Về mục tiêu tăng thu ngân sách, ông Cường nêu rõ quan điểm, tăng thu ngân sách không phải là mục tiêu chính nhưng khi tăng thuế phải đạt được nguyên lý đó. Nếu việc tăng thuế làm cho sản lượng thuốc lá hợp pháp bán ra ít đi thì số thuế thu vào sẽ giảm, cho nên phải tính toán cân nhắc kỹ.
Buôn lậu thuốc lá hiện vẫn là vấn đề phức tạp tại Việt Nam khi nước ta có đường biên giới dài giáp ranh với nhiều quốc gia láng giềng.
Vì thế, ông Cường nhấn mạnh việc đánh giá tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần xem xét kĩ tình trạng nhập lậu thuốc lá vì khi tăng thuế bao giờ cũng kéo theo tăng buôn lậu. Ông Cường cũng dự đoán với mức tăng thuế đột ngột sẽ thất thu thuế là 15-17 nghìn tỷ đồng do buôn lậu.
Tương tự, ông Dương cũng cho biết, một chính sách thuế có hiệu quả phải đảm bảo đã được xem xét kỹ lưỡng những tác động đến các bên liên quan có thể bị ảnh hưởng bởi thuế suất hoặc việc cải cách cơ cấu thuế.
Bên cạnh đó, sự thành công một chính sách thuế đòi hỏi một cơ cấu hoàn thiện để tạo ra thêm nguồn thu ngân sách để có thể được sử dụng nhằm tài trợ cho các chương trình hiệu quả, cụ thể đối với các mục tiêu phát triển y tế và xã hội của một quốc gia. Ông Dương cũng nhấn mạnh, một chính sách đối với thuốc lá cần đảm bảo đạt hiệu quả toàn diện, cần giải quyết nhiều nội dung cơ bản song song.
Có cùng quan điểm với ông Dương đối với việc hạn chế tiêu dùng đối với thuốc lá không chỉ đơn thuần dựa vào tăng thuế, ông Cường cũng đưa ra quan điểm, thuế TTĐB là công cụ để định hướng tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng đối với sản phẩm thuốc lá.
Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần dựa vào công cụ kinh tế là tăng thuế để hạn chế tiêu dùng đối với thuốc lá thì sẽ không thành công.
Ông cũng cho rằng, tăng thuế phải đề ra lộ trình để Việt Nam có thể dùng công cụ thuế song song với việc gia tăng các hoạt động tuyên truyền để giáo dục và sử dụng các biện pháp hành chính khác đi kèm để giảm thiểu các tác động tiêu cực do quá trình tăng thuế.
Vì thế, Việt Nam cần cân nhắc lộ trình tăng thuế phù hợp để các doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm thiểu tối đa cơ hội cho buôn lậu thuốc lá tăng mạnh, dẫn đến thu ngân sách không tăng như kỳ vọng và tỷ lệ giảm sử dụng thuốc lá lại không như mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.
Tin liên quan
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ thuốc lá
09:28 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Phân loại và áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dàn lạnh FCU
14:37 | 22/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đảm bảo hài hòa lợi ích
10:43 | 18/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
09:40 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
10:45 | 20/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
VCCI đề xuất phân biệt rõ giữa cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép kinh doanh
16:18 | 17/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023
20:52 | 17/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Kinh nghiệm quốc tế để Hải quan Việt Nam tham khảo
14:10 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan
14:00 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Cần đánh giá tác động toàn diện về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá
15:09 | 07/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tin mới
Năm 2024 xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể đạt 2 tỷ USD
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
Đẩy mạnh đầu tư đáp ứng tiêu chí “xanh”
Hải quan Quảng Nam: Tạo thuận lợi thương mại, tăng nguồn thu ngân sách
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan