Đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc còn nhiều trắc trở
Tổng thống Mỹ Trump (bìa phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập trong một lần gặp gỡ. Ảnh: Getty. |
Không như lo ngại của giới quan sát, Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 7/5 thông báo, Phó Thủ tướng Lưu Hạc sẽ vẫn thực hiện chuyến thăm Mỹ hai ngày để tham gia vòng đàm phán lần này.
Theo kế hoạch, hôm nay (8/5) tại Washington, Mỹ bắt đầu diễn ra vòng đàm phán thương mại mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc. Vòng đàm phán lần này diễn ra trong bối cảnh, căng thẳng giữa hai bên đang gia tăng sau tuyên bố sẽ tăng mức thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc trị giá tới 200 tỷ USD lên 25% từ ngày 10/5 tới.
Trump bất ngờ "ra đòn" trước đàm phán
Tuyên bố tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump vừa qua là khá bất ngờ khi trước đó quan chức hai bên đều tuyên bố rằng các cuộc đàm phán diễn ra hiệu quả và tốt đẹp và thậm chí còn kỳ vọng rằng sẽ đạt được một thỏa thuận vào cuối vòng đàm phán ở Washington cuối tuần này. Những tín hiệu tích cực phát đi từ cả hai phía trong vài tuần qua cho thấy, sự nhượng bộ từ cả Washington và Bắc Kinh đã phần nào cởi nút thắt cho những bất đồng tưởng chừng không thể thu hẹp, thậm chí khai thông từng phần những vấn đề nhạy cảm, mà trước đó không bên nào muốn động tới.
Tuy nhiên, tuyên bố của ông Trump đã khiến mọi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đã lại trở nên mong manh mặc dù không phải là không thể.
Ngay sau tuyên bố của ông Trump thì trong một cuộc họp báo, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã cáo buộc Trung Quốc đang rút lại các cam kết đàm phán của mình và nếu Trung Quốc không đưa ra một đề xuất tại vòng đàm phán mới thì mức thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ tăng lên 25% kể từ ngày 10/5 tới.
Nhiều nhà quan sát và giới chuyên gia kinh tế cho rằng tuyên bố tăng thuế của ông Trump là đòn gây sức ép ở những phút cuối cùng nhằm buộc Trung Quốc phải nhượng bộ nhiều hơn nhằm đạt được một thỏa thuận tốt hơn và đây sẽ được coi là một thắng lợi và ưu thế trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới. Điều này có thể thấy rõ khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói Mỹ sẽ xem xét lại việc tăng thuế nếu cuộc đàm phán trở lại đúng hướng, điều đó có nghĩa nếu các cuộc đàm phán vẫn diễn ra và phía Trung Quốc có những nhượng bộ mới hoặc ít ra là tiếp tục các cam kết của mình thì có khả năng hai bên vẫn có thể đạt được một thỏa thuận và Mỹ sẽ không tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, khả năng đạt thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đang trở nên bấp bênh và tùy thuộc nhiều vào kết quả của vòng đàm phán tuần này tại Washington.
Trung Quốc đã có phòng bị?
Phía Trung Quốc đã khẳng định Phó thủ tướng Lưu Hạc vẫn sẽ tới Mỹ, tuy nhiên, các cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong hai ngày 9 và 10/5, muộn hơn 1 ngày so với dự kiến ban đầu mặc dù trước đó có thông tin Trung Quốc cân nhắc hủy vòng đàm phán này.
Chắc chắn Trung Quốc đã phải có những chuẩn bị riêng của mình trước đàm phán, thậm chí phải tính toán trước cả những điều bất ngờ như tuyên bố tăng thuế của Tổng thống Trump vừa qua vì dù gì thì đây cũng là một điều rủi ro bất lợi đối với Trung Quốc. Nhượng bộ để tiến tới đàm phán thì có thể nhưng nhượng bộ để đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ lại là vấn đề khác.
Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc, một cơ quan của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tuyên bố cứng rắn rằng nếu các điều kiện bất lợi với Trung Quốc thì nước này sẽ nhất quyết không nhượng bộ. Trong khi đó, một số nguồn tin còn cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã bác bỏ một số đề xuất nhượng bộ của các nhà đàm phán nước này. Tại Diễn đàn Sáng kiến Vành đai và Con đường mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh Trung Quốc nhượng bộ trong đàm phán là bởi các nhu cầu phát triển của nước này chứ không phải do sức ép từ phía Mỹ.
Có thể thấy, Trung Quốc vẫn tiếp tục tỏ ra cứng rắn trong đàm phán mặc dù đã có những nhượng bộ nhất định, tuy nhiên đối với một số yêu cầu của Mỹ về thay đổi cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc hay một cơ chế thực thi thỏa thuận, chủ yếu nhắm tới Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ khó có thể nhượng bộ trong khi chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trong nước.
Ngoài ra còn một số yếu tố cho thấy Trung Quốc khó có thể đưa ra nhiều nhượng bộ, ví dụ như nền kinh tế nước này đang phục hồi và các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế đang được thực hiện và các nhà lãnh đạo nước này có thể cho rằng ảnh hưởng của các biện pháp thuế quan của Mỹ không quá nghiêm trọng như dự kiến.
Hơn nữa, các nhượng bộ của Trung Quốc đối với Mỹ cũng có nghĩa các nước khác cũng có thể áp dụng khi Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Ngoài ra, Trung Quốc có thể cũng cảm nhận được rằng Tổng thống Trump đang rất muốn có được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc để tạo đà cho nỗ lực tái tranh cử vào năm tới. Chính vì vậy, Trung Quốc cũng sẽ tận dụng cơ hội này để muốn có được một thỏa thuận mà không phải đưa ra quá nhiều nhượng bộ, hoặc sẽ không vội vàng đạt được thỏa thuận mà thay vào đó kéo dài các cuộc đàm phán để đạt được các mục đích của mình. Trong trường hợp này, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ chưa thể kết thúc.
Kỳ vọng vào một thỏa thuận khá bấp bênh
Trước vòng đàm phán tại Bắc Kinh tuần trước, dư luận rất kỳ vọng hai bên sẽ sớm đạt được một thỏa thuận thương mại khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc đều tỏ ra lạc quan về khả năng này và gọi các cuộc đàm phán là hiệu quả.
Tuy nhiên, sau tuyên bố tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Trump thì dư luận chỉ kỳ vọng các quan chức Trung Quốc vẫn sẽ tới Washington để đàm phán. Còn hiện nay, kỳ vọng cao nhất vẫn là hai bên đạt được một thỏa thuận vì cuộc chiến thương mại này đã diễn ra quá lâu và khiến kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng.
Cụ thể, chỉ riêng tuyên bố tăng thuế của Tổng thống Trump đã khiến chỉ số chứng khoán thế giới đồng loạt giảm điểm, điều đó cho thấy cả thế giới đều đang dõi theo các diễn biến của vòng đàm phán này. Kỳ vọng vào một thỏa thuận đã trở nên khá bấp bênh với tuyên bố của Tổng thống Trump mặc dù đoàn đàm phán Trung Quốc vẫn sang Washington.
Do đó, một kết quả cụ thể, có thể là một thỏa thuận thương mại hay hai bên tiếp tục đàm phán trong thời gian tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của vòng đàm phán lần này. Liệu hai bên có thể dàn xếp được các bất đồng và nhượng bộ lẫn nhau hay không để hướng tới mục đích cuối cùng là một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại và đảm bảo được cả lợi ích của hai bên.
Tin liên quan
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
Tạp chí Hải quan 35 năm chung sức, chung lòng với Tổng cục Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics