Công nghệ sinh học trong nông nghiệp: Nghiên cứu để... lưu trữ
Trong giai đoạn 2006-2014, Chương trình Công nghệ sinh học nông nghiệp - thủy sản đã và đang triển khai 214 nhiệm vụ khoa học công nghệ (lĩnh vực nông nghiệp: 145 nhiệm vụ; lĩnh vực thủy sản: 69 nhiệm vụ) với tổng kinh phí được cấp là 551,447 tỷ đồng. 130 nhiệm vụ khoa học công nghệ đã nghiệm thu (lĩnh vực nông nghiệp: 83 nhiệm vụ; lĩnh vực thủy sản 47 nhiệm vụ), trong đó một số nhiệm vụ đã được tiếp tục đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm ứng dụng vào sản xuất.
Đầu tư hàng trăm tỷ
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT: Trong giai đoạn 2006-2014, Chương trình CNSH nông nghiệp - thủy sản đã và đang triển khai 214 nhiệm vụ khoa học công nghệ với tổng kinh phí được cấp là 551,447 tỷ đồng. Đã có 25 dự án sản xuất thử nghiệm về giống cây trồng mới được công nhận sản xuất thử, có sự tham gia của DN và địa phương.
Tại Hội nghị “Phát triển nghiên cứu ứng dụng CNHS trong nông nghiệp” tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) đánh giá: Sản phẩm ứng dụng thực tiễn của Chương trình chủ yếu mới tập trung vào các giống lúa mới, các chế phẩm vi sinh vật, các cây giống nuôi cấy mô và một vài sản phẩm khác.
Đối với các lĩnh vực như chăn nuôi, thú y, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây trồng biến đổi gen chưa có nhiều kết quả ứng dụng thực tiễn. Sản phẩm của lĩnh vực thuỷ sản cũng còn nhiều hạn chế, mới tạo ra chủ yếu là các sản phẩm trung gian, sẽ là vật liệu để nghiên cứu, sản xuất tạo ra các sản phẩm cuối cùng.
“Chương trình thực hiện rất nhiều nhóm đề tài, trong đó có nhóm đề tài cây trồng biến đổi gen, đây là công nghệ nền cho CNSH. Về cơ bản các Viện, các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa đưa ra được những sản phẩm thực tiễn mà chỉ đang trong quá trình tạo ra những sản phẩm vật liệu phục vụ cho công nghệ di truyền gen, đồng thời những dòng giống mang gen kháng bệnh, kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ cùng với một số tính trạng khác mới đang triển khai ở giai đoạn đầu”, bà Thủy nhấn mạnh.
Theo ông Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu gen (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam): Thời gian qua có nhiều đề tài nghiên cứu xong nhưng chưa đưa vào ứng dụng. “Đứng ở góc độ cá nhân của một nhà khoa học, tôi cho rằng, tất cả các sản phẩm của khoa học công nghệ, từ sản phẩm nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng đều là sản phẩm của trí tuệ.
Cho nên, sản phẩm đó phải được lưu trữ trong thư viện, trong các giảng đường để giảng dạy cho các nhà khoa học trẻ. Trong số đó, đối với những sản phẩm đã phát triển đến ngưỡng, nếu có DN đầu tư vào thì sẽ được sản xuất và thương mại hóa. Các nhà khoa học chỉ đóng vai trò nghiên cứu”, ông Hải khẳng định.
Hút doanh nghiệp bằng cơ chế
Chương trình đầu tư phát triển CNSH trong nông nghiệp chưa thu được kết quả như mong đợi, theo ông Nông Văn Hải, mấu chốt là bởi Việt Nam triển khai chương trình trong điều kiện tiềm lực thấp. Các yếu tố như cán bộ, phòng thí nghiệm, trang thiết bị, khả năng công nghệ, vốn đầu tư còn yếu kém. “Ở các nước tiên tiến, có khi phải đầu tư 50-100 triệu USD mới nghiên cứu ra một giống, trong khi toàn bộ chương trình mới có trên 550 tỷ đồng thì chỉ tập trung cho một số giống cây cũng chưa chắc đủ”, ông Hải nói.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, gần 10 năm qua, các chương trình nghiên cứu CNSH vẫn nặng về tài trợ. Để gỡ “nút thắt” này, thời gian tới phải có cơ chế rộng mở để thu hút DN quan tâm, đầu tư. Bên cạnh đó, tổ chức các đề tài nghiên cứu trọng điểm để sản phẩm có sức mạnh, tạo môi trường cho khoa học công nghệ cũng là nhiệm vụ quan trọng.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy đề xuất: Chương trình cho giai đoạn 2015-2020 cần gắn kết nhu cầu của thực tế sản xuất với hoạt động nghiên cứu triển khai thông qua việc đặt hàng nghiên cứu của các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ, các sở NN&PTNT và các DN.
Đồng thời cần lựa chọn các nhiệm vụ có kế thừa các sản phẩm nghiên cứu trước để hoàn thiện quy trình, xây dựng mô hình ứng dụng phục vụ mở rộng quy mô áp dụng sản phẩm vào thực tiễn sản xuất (yêu cầu về sản phẩm đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, quy trình công nghệ phải được đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật).
Đồng tình với quan điểm này, nhiều đại biểu tham dự hội nghị nêu ý kiến phải đầu tư đầy đủ và dài hạn với những nhiệm vụ cần thời gian để có thể tạo ra sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn, cải tiến quá trình quản lý theo hướng thích ứng, không chỉ bám sát đề cương đã phê duyệt ban đầu mà liên tục kiểm tra giám sát và điều chỉnh kịp thời đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực đầu tư cho đến sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra, nhiệm vụ quan trọng còn là từng bước hướng tới hình thành ngành CNSH thông qua việc xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm hàng hoá chủ lực của CNSH và trình Chính phủ phê duyệt, trong đó ưu tiên chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm mới từ nước ngoài.
Tin liên quan
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan