Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia đối phó với Covid-19
Thực hiện các biện pháp được nêu trong Nghị quyết của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) về vai trò của cơ quan Hải quan trong tạo thuận lợi cho di chuyển các dược phẩm và vắc xin thiết yếu trong bối cảnh hiện nay, ABF (với chức năng quản lý về hải quan) đã áp dụng 12 biện pháp hỗ trợ nhập khẩu nhanh chóng các mặt hàng điều trị Covid-19 mà trong đó có cả vác xin điều trị.
Trước hết, từ tháng 11/2020, ABF thành lập một Uỷ ban cấp cao của chính phủ cùng với nhóm công tác liên ngành (JPG) xây dựng kế hoạch điều phối hoạt động của các cơ quan quản lý biên giới nhằm thực hiện thủ tục hiệu quả đối với hàng hoá nhập khẩu điều trị Covid-19 để bảo vệ cộng đồng Australia nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát biên giới trước nguy cơ của hoạt động buôn lậu, trong đó có phát sinh rủi ro đường dây vận chuyển bất hợp pháp vắc xin điều trị Covid-19.
JPG chịu trách nhiệm về kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro từ phân tích nguồn thông tin về hàng hoá, phương tiện thu thập được từ nước ngoài, trước khi hàng hoá đến Australia. Cơ quan Hải quan nước đã thực hiện phân tích dữ liệu liên quan đến các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và sản xuất các mặt hàng thiết yếu.
Những đối tác chính như ngành công nghiệp, các cơ quan chính phủ đều được thông báo về sự xuất hiện của nhóm công tác đặc biệt này. Điều này giúp cho cơ quan Hải quan trở thành một đầu mối quan trọng trong việc giám sát, quản lý hoạt động cung ứng hàng hoá và đối tác tin cậy của ngành công nghiệp.
Việc nâng cao khả năng cập nhật về những xu hướng mới của các đối tác cung ứng hàng hoá thiết yếu được duy trì như là ưu tiên hàng đầu. Những mặt hàng được ưu tiên bao gồm các thiết bị bảo vệ cá nhân, tiếp đến là nguyên liệu chế tạo các sản phẩm y tế và không chỉ giới hạn ở những loại dược phẩm điều trị bệnh nhân Covid-19 mà bao gồm cả những hàng hoá được sử dụng hàng ngày trong các bệnh viện.
JPG thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tạo thuận lợi hoặc cản trở di chuyển qua biên giới của các hàng hóa thiết yếu dẫn đến ngừng trệ hay ùn tắc. Thực tế, công việc của JPG giúp cho ABF và các cơ quan chính phủ khác tích hợp các quyết định liên quan đến quản lý hải quan, an ninh sinh học, y tế cũng như loại bỏ những rào cản để tạo thuận lợi tối đa cho việc lưu thông của vắc xin chống Covid.
Trước khi có vắc xin, chính phủ Australia đã có chỉ đạo các cơ quan liên quan thử nghiệm vận chuyển, lưu giữ vắc xin cùng với việc lắp đặt các thiết bị y tế để lưu giữ, bảo quản theo tiêu chuẩn của các nhà sản xuất vắc xin. Với sự hợp tác của ABF và Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường, cơ quan quản lý Dược phẩm của Australia (TGA) và Bộ Y tế đưa ra những quy định đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu dược phẩm phải cung cấp thông tin về hàng hoá nhập khẩu khi làm thủ tục tại cửa khẩu biên giới.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý và ngành công nghiệp cho phép tạo ra cơ chế điều hành hiệu quả đối với lịch trình giao và nhận hàng, cũng như nâng cao ý thức của tất cả các bên liên quan trong việc đảm bảo vận chuyển vắc xin thuận tiện nhất.
Về phần mình, TGA đã công bố quy trình chuẩn về công nhận vắc xin phòng ngừa Covid (và công khai quy trình này tại địa chỉ: https://www.tga.gov.au/covid-19-vaccine-approval-process). Tuy nhiên, ABF vẫn căn cứ vào thực tế là chỉ có 1 số ít các nhà nhập khẩu cũng như hãng dược phẩm điều chế được vắc xin nên đã chỉ đạo cơ quan Hải quan tăng cường làm việc trực tiếp với các đối tác này thay vì chỉ công khai thông tin trực tuyến.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các nhà sản xuất vắc xin, ABF đã ban hành một số thủ tục về nhập khẩu vắc xin nhằm giúp nhân viên Hải quan ở tuyến đầu hiểu rõ hơn về quy định làm thủ tục thông quan tại biên giới.
Trong đó, thông tin về việc vận chuyển bằng thùng đông lạnh hoặc những rủi ro từ đá lạnh dạng khô được phổ biến cụ thể với những hướng dẫn thực hành, tập huấn theo hướng dẫn của WCO và Bộ Y tế Australia. Các thông tin phổ biến còn bao gồm cả hướng dẫn nhận dạng, bắt giữ các dược phẩm nghi là hàng giả.
Quy định hiện hành của Australia chỉ cho phép hàng hoá và dược phẩm chống Covid được vận chuyển qua đường hàng không. Loại hàng này không được phép giao nhận qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh.
Theo quy định, vắc xin này không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào nếu được khai báo đúng mã HS của loại vắc xin chữa bệnh cho người nhưng vẫn có thể phải chịu thuế hàng hoá và dịch vụ (GST).
Với vị trí địa lý, Australia cũng được coi là nơi trung chuyển đường biển và đường hàng không các mặt hàng phục vụ tình huống khẩn cấp. Do đó, ABF đang rà soát điều chỉnh các quy định về thủ tục đối với hàng hoá quá cảnh và chuyển tải.
Về chứng từ thương mại, ABF cũng rà soát để đơn giản hoá chứng từ phải xuất trình thông qua việc thiết lập trao đổi thông tin với các hãng dược phẩm và cơ quan đăng ký dược phẩm nhằm quản lý toàn diện mặt hàng nhạy cảm này.
Các chứng từ được khai báo và cung cấp trên hệ thống quản lý hàng hoá tích hợp của ABF (theo cơ chế quản lý một cửa).
Mục tiêu của ABF là thông quan vắc xin ngay khi đến cửa khẩu mà không để xảy ra bất kỳ tình huống chậm trễ, ngừng trệ nào.
Đối với hàng hoá cần phải được TGA xem xét, kiểm tra thêm, ABF hy vọng loại hàng hoá này có thể được thông quan trong 2 giờ để có thể tuân thủ đúng quy định bảo quản.
Tin liên quan
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
20:17 | 10/10/2024 Tài chính
Australia và Tân cảng Sài Gòn sẽ hợp tác đào tạo nguồn nhân lực ngành logistics
21:51 | 29/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Hơn 500 kg ma túy đá giấu trong dầm thép nhập khẩu
08:27 | 18/10/2024 Hải quan thế giới
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics