Cổ phần hóa vì sao chậm? Điều cốt lõi là hiệu quả quản trị doanh nghiệp
![]() |
Thưa ông, ông có nhận định khái quát gì về tiến độ, hiệu quả của tiến trình CPH các DNNN?
Kể từ khi bắt đầu chủ trương CPH đến nay đã có 96,5% DNNN được CPH, nhưng tổng số vốn CPH chỉ có 8%. Như vậy là còn tới 92% vốn nhà nước chưa được CPH. Những con số này nói lên điều gì? Chúng ta đã sử dụng một quỹ thời gian rất lớn để bàn về một việc mà ai cũng công nhận về sự cần thiết, song dường như mới chỉ thực hiện một cách miễn cưỡng, chậm chạp. Có phải nhiều nơi, nhiều chỗ vẫn còn mắc bệnh thành tích, chạy theo số lượng DN được CPH hay không? Việc CPH là quá khó khăn hay chúng ta vẫn cố tình trì hoãn việc bán vốn của nhà nước trong những lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ? Và tất nhiên, điều này đồng nghĩa với việc chưa thu hút được mạnh mẽ nguồn vốn của xã hội cho phát triển kinh tế.
Nhưng tôi cho rằng nếu chỉ nhìn vào lượng cổ phần bán được để đánh giá hiệu quả của công tác này thì cũng chưa đủ, thậm chí chưa đi vào bản chất vấn đề.
Vậy theo ông, đâu mới là yếu tố cốt lõi?
Thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước mới là mục tiêu cuối cùng mà chúng ta hướng đến. Hình thức sở hữu có liên quan đến phương thức quản trị, nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Người điều hành của rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới hiện nay không đồng thời là người sở hữu phần lớn cổ phần tại doanh nghiệp, thậm chí có khi không có cổ phần, mà chỉ là tổng giám đốc được thuê. Nhiều doanh nghiệp, kể cả ở những nước tiên tiến nhất, vẫn có tỷ lệ vốn góp của nhà nước và không vì thế mà hoạt động bết bát. Nhưng kể cả khi doanh nghiệp đã được quản trị tốt rồi thì công tác quản lý kinh tế vĩ mô cũng phải chuyển động đồng bộ nữa.
Nếu chỉ nói riêng khâu bán vốn tại DNNN thì ông có lưu ý gì?
Như tôi đã nói, mấu chốt của vấn đề là hiệu quả. Ở khâu bán vốn, để tạo ra dòng tiền lưu chuyển liên tục thì chúng ta không nên cố “bán lấy được”. Nói cách khác là đồng thời với việc bán vốn, cần sớm chuẩn bị địa chỉ để tiếp tục đầu tư khoản tiền đã thu về một cách hiệu quả nhất, theo đúng mục đích, tiêu chí của Luật Quản lý tài sản công, Luật Quản lý vốn nhà nước tại các DNNN.
| |
Muốn kinh doanh hiệu quả, phải tách bạch chức năng làm kinh tế và công tác xã hội. Ảnh: S.T. |
Nhưng có thực tế là mặc dù nhà nước có nhu cầu sử dụng vốn cao, việc bán cổ phần để thu vốn về cũng rất chật vật. Nhiều lãnh đạo DNNN cho rằng nguyên tắc “bảo toàn vốn” là một quy định quá “cứng” đang làm khó họ?
Khâu định giá doanh nghiệp đúng là có những vấn đề cần chấn chỉnh. Lúc thì bỏ qua hoặc tính toán không đầy đủ giá trị của doanh nghiệp, nhất là giá trị sử dụng đất. Lúc thì lại định giá cao quá, không hấp dẫn được nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, tôi cho rằng yêu cầu “bảo toàn vốn” cần được hiểu một cách linh hoạt hơn và có tính đến yếu tố cơ hội. Hiểu nôm na là thế này, nếu bán được vốn ngày hôm nay với giá X đồng, sau đó đầu tư và thu lợi Y đồng thì nên bán, thay vì chờ đợi để bán với giá Z đồng, mà Z tuy lớn hơn X nhưng lại nhỏ hơn X+Y. Ở đây đã loại trừ khả năng tiêu cực, thông đồng để “dìm” giá, gây thất thoát tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Còn việc nhà nước giữ lại một tỷ lệ vốn áp đảo trong DN do vẫn muốn giữ lại quyền kiểm soát doanh nghiệp có phải là một thực trạng khiến các nhà đầu tư không mặn mà mua cổ phần, thưa ông?
Đúng là cũng có tình trạng đó, xuất phát từ việc chưa rũ bỏ được tư duy bao cấp, muốn can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế vi mô. Không phải chúng ta không nhìn thấy điều này. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tách bạch công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành ra khỏi việc quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước, nhưng nguyên tắc này chưa phải bao giờ cũng được quán triệt và thực thi. Về căn bản, trừ một số lĩnh vực đặc biệt mà nhà nước vẫn phải kiểm soát, ở các lĩnh vực còn lại, nhà nước chỉ nên đóng vai trò là người đặt ra luật chơi sao cho hài hoà lợi ích của tất cả các bên và đảm bảo luật chơi đó được tuân thủ đúng.
Lý giải cho tỷ suất lợi nhuận thấp, lãnh đạo các DNNN hiện nay cũng thường kêu là họ còn phải đảm đương trách nhiệm xã hội… Với những doanh nghiệp mà nhà nước vẫn giữ lại một tỷ lệ vốn nhất định, điều này có khiến cho các nhà đầu tư ngần ngại, khi mà “đồng tiền liền khúc ruột”?
Để đảm bảo tính công bằng, không làm sai lệch bài toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì phải tách bạch chức năng làm kinh tế với chức năng làm công tác xã hội. Nhà nước có thể điều tiết bằng cơ chế “đặt hàng” doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần tuân thủ nghiêm túc kỷ luật tài chính, nghĩa là chỉ chi tiêu trong khoản ngân sách mình có. Kể cả tiền bán cổ phần tại các DNNN cũng chỉ được chi đúng mục đích chứ tuyệt đối không được đem bù đắp chi thường xuyên.
Xin cảm ơn ông!
Cổ phần hóa (CPH), thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được xác định là vấn đề quan trọng của Chính phủ trong những năm gần đây và thời gian tới. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các DNNN tập trung thực hiện đẩy mạnh CPH, cơ cấu lại DNNN. Hàng loạt chỉ thị, chỉ đạo, văn bản để thúc đẩy nhiệm vụ này được hoàn thành; nhiều cơ chế chính sách, trong đó một số cơ chế, chính sách quan trọng đã được ban hành phục vụ quá trình sắp xếp, CPH, cơ cấu lại DNNN, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, với nhiều lý do khác nhau, việc thực hiện CPH, thoái vốn còn chậm, chưa đạt được tiến độ, kế hoạch đề ra. Xung quanh vấn đề này Báo Hải quan đã có loạt bài (12 bài, đăng tải từ số 83, phát hành ngày 13/7) để tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi: CPH vì sao chậm? Quá trình triển khai tìm hiểu thông tin viết bài tại các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty, DNNN cho thấy có rất nhiều lý do để “chậm” như: Đối tượng CPH, thoái vốn trong giai đoạn này chủ yếu là các DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp, cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên cần có nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý, kiểm toán nhà nước trước khi công bố giá trị DN…; Trong đó có cả nguyên nhân chủ quan là một số lãnh đạo DNNN vẫn còn tư tưởng e ngại, chưa quyết liệt, sợ trách nhiệm trong triển khai công tác CPH, thoái vốn. Tuy chưa đề cập hết, song, thực trạng, nguyên nhân CPH chậm đã phần nào được phản ánh trong loạt bài của Báo Hải quan. Báo Hải quan tạm đóng lại vấn đề này bằng các ý kiến của các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý với mong muốn có thêm một góc nhìn cũng như đưa ra được các giải pháp để hoạt động CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN được thực hiện đúng như kế hoạch đặt ra. |
Tin liên quan

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Công bố lãnh đạo chủ chốt của Thuế tỉnh Phú Thọ

6 tháng đầu năm, Thái Nguyên thu ngân sách đạt 11.062 tỷ đồng

Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng

Hướng dẫn cập nhật, thay đổi thông tin đăng ký thuế qua eTax Mobile

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

OCOP Việt: Hành trình vươn ra thế giới

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"

Giải bài toán giá nhà leo thang với loại hình bất động sản mới "Livehouse"

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam
