Cơ hội bứt phá nào cho doanh nghiệp dệt may hậu Covid-19?
![]() | Xuất khẩu dệt may sẽ "về đích" 34 tỷ USD |
![]() | Dệt may xuất sang EAEU có nguy cơ bị áp dụng phòng vệ ngưỡng |
![]() | Dệt may làm gì để nhanh chóng hồi phục? |
![]() |
Toàn cảnh hội thảo |
Đại dịch kéo doanh nghiệp gần nhau hơn
Phát biểu tại Hội thảo quốc tế ngành dệt may – da giày Việt Nam tổng kết 1 năm sau Covid-19 và phát triển bền vững do Vitas tổ chức sáng nay, 11/12 tại Hà Nội, bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động thông tin, dịch Covid-19 tác động mạnh tới doanh nghiệp dệt may. Có tới 87,1% doanh nghiệp dệt may bị giảm đơn hàng; 53,5% doanh nghiệp dệt may bị khách hoãn hủy đơn; 22,9% doanh nghiệp dệt may không xuất khẩu được.
“Trước những tác động của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược về phát triển sản phẩm và tìm khách hàng mới. Xu hướng ngắn hạn và trung hạn là đa dạng hóa khách hàng, thị trường và sản phẩm là cứu cánh cho các doanh nghiệp dệt may duy trì sản xuất”, bà Chi nói.
Bà Chi nêu rõ, quá trình khảo sát cho thấy, đại dịch Covid-19 đã khiến cho các doanh nghiệp tăng mạnh nhu cầu liên kết với các doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Cụ thể, nhu cầu liên kết giữa các doanh nghiệp trong Covid-19 gồm: Liên kết để mua bán nguyên vật liệu trong nước để thay thế nguồn cung nhập khẩu bị gián đoạn hoặc có giá thành cao hơn; liên kết để chia sẻ đơn hàng, đặc biệt giữa các công ty lớn và các công ty vừa và nhỏ; liên kết để học hỏi kinh nghiệm của nhau như công nghệ, máy móc, thực hiện các tiêu chuẩn môi trường (như xử lý nước thải, dùng năng lượng mặt trời…) và các vấn đề khác.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas đánh giá, ngoài động lực từ Covid-19, việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ cũng đang thúc đẩy các nhà máy và cả nhãn hàng tăng cường mua bán nguyên vật liệu trong nước.
Cụ thể, Công ty Sợi Phú Bài đã thúc đẩy việc bán sợi cho nhiều doanh nghiệp FDI trong nước trong thời gian dịch. Nhiều nhà máy may cho biết, họ đã và đang thuyết phục nhãn hàng sử dụng vải và nguyên phụ liệu trong nước thay vì nhập khẩu hoàn toàn như trước đây để tận dụng được ưu đãi thuế quan qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU ( EVFTA).
Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động cho thấy, 46,6% doanh nghiệp đã thực hiện việc liên kết với doanh nghiệp khác và 39,5% dự định thực hiện việc liên kết trong thời gian 1-3 năm tới.
Theo ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, khi dịch Covid-19 xảy ra, việc đứt gãy nguyên phụ liệu từ nước ngoài khiến doanh nghiệp gặp khó, buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung từ các nhà cung ứng trong nước. Chính Covid-19 đã kéo doanh nghiệp trong nước “lại gần” nhau hơn, kết nối tốt hơn.
Tiếp tục vượt khó
Theo thông tin được Vitas đưa ra, nhu cầu của châu Âu và Hoa Kỳ trong năm 2020 giảm lần lượt là 45% và 40% với hàng may mặc. Cho tới thời điểm quý 4/2020, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Hoa Kỳ và châu Âu, khiến cho thời điểm hồi phục của ngành thời trang về mức trước khi đại dịch được dự đoán là cuối năm 2022, đầu năm 2023.
![]() |
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Mặc dù vậy, ngành dệt may Việt Nam cũng có nhiều cơ hội trong bối cảnh thương mại toàn cầu thay đổi. Trung Quốc không chỉ giảm tổng lượng xuất khẩu (lên tới 50% với một số mặt hàng) mà mức giá cũng giảm sâu nhất (20%).
Trong khi đó, hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là mặt hàng khó may, có giá trị cao, nhờ vậy mà vẫn giữ giá và mở rộng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ. Vào tháng 6/2020, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất hàng may mặc vào Hoa Kỳ, vị trí mà Trung Quốc chiếm giữ nhiều năm nay.
Ở thị trường châu Âu, hiện tại Việt Nam mới chiếm khoảng 3% thị phần. Với EVFTA có hiệu lực ngày 1/8/2020, dự báo xuất khẩu dệt may tăng 67% vào 2025. Các doanh nghiệp đã bắt đầu một số điều chỉnh mang tính chiến lược trong thời gian 1-3 năm tới. Có tới 55,7% doanh nghiệp dự định thúc đẩy tự động hóa; 49,8% sẽ phát triển sản phẩm mới; 39,9% sẽ đa dạng hơn nữa sản phẩm và 41,5% sẽ đầu tư nâng cao kỹ năng lao động.
Ông Nguyễn Văn Thời cho hay, nhu cầu thế giới có sụt giảm trong năm 2021, nhưng sẽ không nhiều lắm. Rõ ràng thị trường cho dệt may Việt Nam có nhưng quan trọng là có cạnh tranh được với các nước như Ấn Độ, Trung Quốc... hay không.
“Chúng tôi hoàn toàn có đủ tự tin. Về nguyên liệu, Công ty đã làm với các nhãn hàng lớn, đã ký đơn hàng đến tháng 6/2021 rồi, đặt tiền mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp. Về cơ bản, những doanh nghiệp lớn có công nghệ, quản trị sẽ không gặp nhiều khó khăn. Năm 2021 vẫn sẽ chưa hết khó, nhưng 2022-2023 sẽ bật lên rất mạnh”, Chủ tịch TNG nhấn mạnh.
Ông Vũ Đức Giang chia sẻ, có nhiều nhãn hàng thời trang cho biết sẽ tăng mua từ Việt Nam sau Covid-19, một phần do chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng và một phần do các FTA mà Việt Nam tham gia.
“Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực vượt khó năm 2021, năm 2022, thậm chí năm 2023. Đến cuối quý 3/2023, nếu Covid-19 được kiểm soát thì sẽ về trạng thái bình thường của năm 2019. Các FTA, nhất là EVFTA, CPTPP, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang có kết cấu thị trường tương đối tốt”, ông Giang nói.
Tin liên quan

Đến 15/4, có 4 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
13:28 | 22/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp dệt may chủ động nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
13:47 | 09/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS) Những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ
15:58 | 03/04/2025 Infographics

Giá căn hộ tại Hà Nội diễn biến trái chiều
14:49 | 28/04/2025 Nhịp sống thị trường

Khởi động dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
14:20 | 28/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025
15:10 | 26/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”
21:40 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường
14:07 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

SIC Tech Day 2025: Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ
11:09 | 25/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng
09:46 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

FAST500 năm 2025: Tôn vinh doanh nghiệp Việt trỗi dậy giữa nghịch cảnh
20:43 | 24/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ tại Việt Nam
15:49 | 24/04/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel Post đặt mục tiêu tăng trưởng 33,4% dịch vụ lõi trong năm 2025
10:25 | 24/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Viettel AI làm chủ phương pháp mở rộng quy mô AI gấp 5 lần
12:05 | 23/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Vedan Việt Nam trao tặng nhà Đại đoàn kết
10:33 | 23/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường trong nước –“phao cứu sinh” khi xuất khẩu gặp khó
21:18 | 22/04/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: 100% cửa hàng xăng dầu áp dụng HĐĐT kết nối cơ quan thuế

(INFOGRAPHICS): Ngành Thuế đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Tìm kiếm cơ hội tại Indonesia - thị trường Halal lớn nhất thế giới

Xuất khẩu rau quả lao dốc

Hải quan khu vực III tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm giả

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

Bà Rịa - Vũng Tàu: 100% cửa hàng xăng dầu áp dụng HĐĐT kết nối cơ quan thuế

Chi cục Thuế khu vực I: thu ngân sách từ hộ, cá nhân kinh doanh tăng cao

Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái tăng mạnh

Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất: đón chu đáo nhiều đoàn khách quốc tế dự đại lễ 30/4

Tự động hóa công tác quản lý nợ thuế

Hải quan khu vực XX: Làm thủ tục thông quan gần 35.000 tờ khai XNK

Tìm kiếm cơ hội tại Indonesia - thị trường Halal lớn nhất thế giới

Xuất khẩu rau quả lao dốc

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép từ Việt Nam

Chính thức vận hành cầu cảng gần 1.000 tỷ đồng tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh)

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Hải quan khu vực III tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm giả

Cảnh sát biển bắt giữ 70.000 lít dầu và 700 m3 cát nhiễm mặn

9 án tử hình trong đường dây vận chuyển 91 kg ma túy

Lập hàng chục công ty "ma" mua bán hóa đơn với số tiền hơn 6000 tỷ đồng

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai bắt giữ vụ vận chuyển trái phép than cám

Hình ảnh 4 vụ bắt giữ vàng, ma túy do Hải quan tham gia triệt phá

Sớm triển khai thông báo tạm hoãn xuất cảnh điện tử do nợ thuế

Hướng dẫn thủ tục miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan sau đó xuất bán sang nước thứ ba

Tăng thuế - biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá

Thủ tục hải quan đối với hóa chất xuất nhập khẩu
