Facebook Twitter youtube Tiktok

Xuất khẩu dệt may sẽ "về đích" 34 tỷ USD

(HQ Online) - Năm 2020 là năm đầu tiên kim ngạch XK của ngành dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục. Ở thời điểm hiện tại, dự báo tổng trị giá XK dệt may cả năm đạt khoảng 33,5-34 tỷ USD, cao hơn hẳn mức dự báo 30-31 tỷ USD được đưa ra hồi tháng 4/2020.
Dệt may xuất sang EAEU có nguy cơ bị áp dụng phòng vệ ngưỡng
Da giày có đơn hàng đến hết năm, dệt may tiếp tục gặp khó
Dệt may le lói tăng trưởng
Doanh nghiệp dệt may "trắng trơn" đơn hàng xuất khẩu giá trị cao
Xuất khẩu dệt may giảm mạnh, chỉ đạt hơn 32 tỷ USD?
Năm 2020 là lần đầu tiên kim ngạch XK của ngành dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục. 	Ảnh: N.Thanh
Năm 2020 là lần đầu tiên kim ngạch XK của ngành dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục. Ảnh: N.Thanh

Xuất khẩu giảm 15%

Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu khiến các chuỗi cung ứng đứt gãy, cầu hàng hoá sụt giảm. Các quốc gia đóng cửa ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành kinh tế trong đó có dệt may.

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, tính chung 10 tháng năm 2020, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 548,8 triệu m2, tăng 4,7%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 782,7 triệu m2, giảm 10,6%; quần áo mặc thường ước đạt 3.639,2 triệu cái, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch XK hàng dệt và may mặc 10 tháng ước đạt 24,76 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Công Thương cũng nhận định, 2020 là năm đặc biệt khó khăn của ngành dệt may Việt Nam khi thị trường có nhiều biến động phức tạp, khó dự báo. Dưới tác động của dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày. Nhu cầu chững lại do dịch Covid-19 khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, các DN dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng khan hiếm.

Đánh giá năm nay là lần đầu tiên kim ngạch XK của ngành dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục, nhưng ông Lê Tiến Trường khẳng định, mức giảm của dệt may Việt Nam không lớn như các quốc gia khác. "Đặc biệt là trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25% và các quốc gia cạnh tranh được hỗ trợ bởi đồng tiền của các quốc gia này giảm giá so với đồng USD, trong khi đồng Việt Nam giữ giá so với đồng USD khiến hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đắt hơn so với các quốc gia", Tổng giám đốc Vinatex nhấn mạnh.

Đến thời điểm hiện tại, dự báo được ngành dệt may đưa ra là tổng trị giá XK cả năm sẽ đạt khoảng 33,5-34 tỷ USD, giảm khoảng 14-15% so năm 2019, cao hơn dự báo vào tháng 4/2020 là chỉ đạt 30-31 tỷ USD.

Thay đổi phương thức kinh doanh

Trên thực tế trước những khó khăn lớn từ đại dịch Covid-19, suốt thời gian qua DN dệt may đã tiến hành triển khai thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh như chuyển từ mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với riêng trường hợp của Vinatex, ông Lê Tiến Trường nêu rõ, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Tập đoàn vẫn đảm bảo duy trì việc làm cho toàn hệ thống, không có người lao động nào phải nghỉ việc vì không có việc làm. Thu nhập bình quân dự kiến thực hiện năm 2020 là 7,95 triệu đồng/người/tháng. Để đạt được kết quả đó, các DN trong Vinatex đã linh hoạt triển khai trong công tác tổ chức sản xuất, sẵn sàng tiếp nhận các đơn hàng có giá trị gia tăng thấp, tập trung nghiên cứu và phát triển nhanh các đơn hàng mới phục vụ chống dịch, … "Đối với sản phẩm hàng may mặc, sản lượng sản phẩm sản xuất các loại lên tới 537 triệu sản phẩm, tăng 200% so với cùng kỳ năm trước", ông Lê Tiến Trường thông tin thêm.

Bộ Công Thương nhận định, trong thời gian tới, DN dệt may cần tiếp tục có biện pháp mới nhằm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để phù hợp với tình hình mới, đồng thời khai thác và mở rộng thị trường nội địa; chủ động liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA)...

Từ góc độ DN, ông Nguyễn Đức Trị, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ kiến nghị thời gian tới, Chính phủ cần quan tâm hơn tới phát triển các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường tại miền Trung để các DN dệt nhuộm, công nghiệp phụ trợ tập trung phát triển, thu hút được lao động tại các khu vực lân cận như TPHCM, Biên Hòa, Đồng Nai, …

Liên quan tới phát triển ngành dệt may, phát biểu tại cuộc làm việc để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của ngành dệt may, da giày Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như đại dịch Covid-19 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, ngành dệt may tăng cường áp dụng kinh tế số, công nghệ số, tiếp cận ngành thời trang thế giới; tận dụng hiệu quả hơn nữa các FTA, phát triển mở rộng ngành nguyên liệu, tăng giá trị gia tăng; đồng thời chú trọng mô hình khu công nghiệp dệt may, nhuộm...

Thủ tướng cũng nhắc tới vấn đề các địa phương phải chú trọng để có các khu công nghiệp dệt may hiện đại, thân thiện môi trường; chú trọng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn…

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025

4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025

(HQ Online) - Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023. Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để đẩy mạnh XK sang các thị trường, trong đó, có các thị trường mục tiêu và tiềm năng như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Trung Đông.
Khai thác giá trị văn hóa của sản phẩm để chinh phục khách hàng quốc tế

Khai thác giá trị văn hóa của sản phẩm để chinh phục khách hàng quốc tế

(HQ Online) - Nếu công tác mở cửa thị trường là điều kiện cần thì việc phát triển sản phẩm và xúc tiến thương mại chính là điều kiện đủ để các mục tiêu kinh tế được hiện thực hóa bằng sự quan tâm những đơn hàng từ thị trường quốc tế. Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ về việc hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục khách hàng quốc tế bằng những câu chuyện riêng gắn với giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa.
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam

FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam

(HQ Online) - Ngoại giao kinh tế đang trở thành động lực quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, việc ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam mở rộng thị trường, tăng trưởng thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam duy trì mức tăng trưởng cao từ 6 - 7%/năm.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 54,41 tỷ USD), theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

(HQ Online) - Năm 2024, xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới với 786,29 tỷ USD, trong đó có nhiều kết quả nổi bật từ các thị trường, ngành hàng trọng điểm.
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 205,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên thương mại giữa hai nước cán mốc 200 tỷ USD, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

(HQ Online) - Thương mại Việt Nam – Trung Quốc cán mốc kỷ lục mới 200 tỷ USD trong năm 2024, tuy nhiên, thâm hụt của nước ta ngày càng lớn.
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

(HQ Online) - XK rau quả của Việt Nam năm 2024 đạt trên 7,12 tỷ USD; với sự liên kết, sản xuất quy mô lớn, XK rau quả đang hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2030.
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu

Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu

(HQ Online) - Bắc Giang đã vượt qua nhiều tên tuổi lớn để trở thành địa phương có quy mô kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 cả nước, theo cập nhật của Tổng cục Hải quan.
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD

Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD

(HQ Online) - Mặc dù chỉ ra nhiều thách thức sẽ phải đối mặt trong năm 2025, nhưng ngành Thủy sản Việt Nam tự tin xuất khẩu sẽ đạt 11 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỳ lục mới 747,13 tỷ USD, tăng 14,7% (tương ứng tăng 95,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Bối cảnh năm 2024 khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng với tinh thần sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD.
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 15/12, có 6 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch tăng thêm từ 1 tỷ USD trở lên, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

(HQ Online) - Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao (gần 25 tỷ USD).
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD

Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD

(HQ Online) - Dù chưa hết năm, nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đã đạt được mức cao nhất lịch sử và có thể lập mốc mới hơn 400 tỷ USD.
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Khai thác giá trị văn hóa của sản phẩm để chinh phục khách hàng quốc tế

Khai thác giá trị văn hóa của sản phẩm để chinh phục khách hàng quốc tế

Nếu công tác mở cửa thị trường là điều kiện cần thì việc phát triển sản phẩm và xúc tiến thương mại chính là điều kiện đủ để các mục tiêu kinh tế được hiện thực hóa bằng sự quan tâm những đơn hàng từ thị trường quốc tế. Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trun
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Tiên phong chuyển đổi số, đón đầu kinh tế số

Hải quan TP Hồ Chí Minh: Tiên phong chuyển đổi số, đón đầu kinh tế số

Tại TPHCM - trung tâm kinh tế sống động nhất Việt Nam, Cục Hải quan TPHCM đang tiên phong trong việc đổi mới, hiện đại hóa hoạt động hải quan nhờ chuyển đổi số, góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và đón đầ
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế

Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế

Thời gian qua, công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài chính là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý của Bộ Tài chính.
Sẵn sàng cho sự bứt phá của  cụm cảng Cái Mép - Thị Vải

Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải

Các điều kiện cần và đủ cho sự tăng trưởng đều đã sẵn sàng cho một chu kỳ bứt phá mới của các cảng biển tại Cái Mép - Thị Vải.
Chuyển đổi số  “lọc” rủi ro buôn lậu qua đường hàng không

Chuyển đổi số “lọc” rủi ro buôn lậu qua đường hàng không

Trước tình trạng buôn lậu qua đường hàng không ngày càng tinh vi, chuyển đổi số không chỉ giảm thiểu rủi ro mà còn góp phần bảo vệ an ninh thương mại và kinh tế quốc gia.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động