Chuyển biến tích cực về thái độ của chính quyền đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân
TS. Vũ Tiến Lộc |
Từ những ý kiến của doanh nghiệp tại báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020, ông đánh giá như thế nào về những cải cách của các địa phương?
- Trong vòng 5 năm trở lại đây, doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng đánh giá tích cực hơn về sự năng động, tinh thần tiên phong và sự cầu thị của chính quyền. Cũng trong khoảng thời gian này, gánh nặng chi phí không chính thức tiếp tục được giảm thiểu – một xu hướng nhất quán kể từ năm 2016. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đặt niềm tin lớn hơn vào các thiết chế pháp lý và tình hình an ninh trật tự tại các địa phương…
Vì thế, báo cáo PCI đã cho thấy những chuyển biến tích cực về thái độ của chính quyền đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân. Quan hệ “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” được khởi động, khẩu hiệu “Doanh nghiệp phát tài – địa phương phát triển” được đề ra. Phương châm hành động “Trong thành công của doanh nghiệp có nghĩa vụ của chính quyền, trong thất bại của doanh nghiệp có trách nhiệm của chính quyền” được lan toả...
Những kết quả này càng thúc đẩy những hoạt động thực chất nhằm cải thiện chất lượng điều hành và kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Mô hình “Cà phê doanh nhân” khởi nguồn từ Đồng Tháp, mô hình trung tâm phục vụ hành chính công, trung tâm xúc tiến và hỗ trợ đầu tư, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, quận, huyện (DDCI) được triển khai rất thành công tại tỉnh Quảng Ninh, Tuyên Quang… đã được nhân rộng trên 40 - 50 tỉnh, thành phố trên cả nước…
Tuy nhiên, những nỗ lực cải cách hành chính trong những năm qua còn “gập ghềnh”. Doanh nghiệp kỳ vọng hoạt động cải cách cần được chú trọng hơn ở một số lĩnh vực còn nhiều phiền hà như đất đai, thuế và bảo hiểm xã hội… Chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Quảng Ninh tiếp tục là quán quân của cải cách, theo ông, điều này sẽ lan tỏa bài học gì cho các địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp?
- Hành trình cải cách ở Quảng Ninh là hành trình dựa trên nền tảng vững chắc, từ tầm nhìn, chiến lược và mô hình cải cách. Trong đó, cải cách của chính quyền đóng góp lớn, như việc thành lập các trung tâm hành chính công, xúc tiến hỗ trợ đầu tư trực thuộc tỉnh, xây dựng bộ chỉ số DDCI, cà phê doanh nhân, dự án đối tác công tư… đã được triển khai hiệu quả. Do đó, nếu những kinh nghiệm và mô hình như này ở Quảng Ninh được lan tỏa thì góp phần cải thiện mạnh mẽ chất lượng điều hành của các địa phương.
Với những tác động từ đại dịch Covid-19, những cải cách hành chính của địa phương nên có những thay đổi như thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn, thưa ông?
- Những nhân tố đóng góp vào sự phát triển thành công của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 là nền tảng từ nhiều năm trước, tạo nên dư địa cho chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, những nỗ lực cải cách hành chính trong thời gian qua, nhất là nỗ lực từ đầu nhiệm kỳ 2016 cho đến 2018 với việc xỏa bỏ hàng nghìn giấy phép con, cắt giảm điều kiện kinh doanh, xây dựng Chính phủ điện tử… đều là những yếu tố quan trọng của môi trường kinh doanh, giúp doanh nghiệp có điều kiện phát triển trong bối cảnh bình thường, trụ vững trong bối cảnh Covid-19.
Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, những gói hỗ trợ có tính chất tức thời để ứng phó đã được Chính phủ đưa ra khá đồng bộ, bao trùm, hiệu quả. Nhưng quá trình thực thi vẫn còn nhiều điểm cần rút kinh nghiệm, nên hiệu quả chưa đạt tối đa như kỳ vọng. Nên trong bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, đến cơ sở thì việc tổ chức thực thi quy định của chính sách vẫn là điểm cần chú ý để nâng cao hơn nữa.
Chúng ta còn nhiều việc phải làm như hoàn thiện thể chế, loại bỏ chồng chéo, nhưng việc thực thi pháp luật sẽ là chìa khóa giúp triển khai chính sách thành công. Trong kiến nghị của doanh nghiệp gửi tới địa phương, doanh nghiệp kỳ vọng nhiệm kỳ Chính phủ mới sẽ tiếp tục là Chính phủ hành động, làm sao mọi việc được thực hiện nhất quán từ trên xuống dưới. Báo cáo PCI năm nay cũng thấy rõ thực tiễn, nếu ở địa phương nào có sự nhất quán giữa lãnh đạo cấp cao đến cán bộ cấp dưới, đến từng sở, ban ngành thì môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sẽ tốt hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics