Chính sách thuế và tiêu chuẩn ESG: cơ hội tiến tới phát triển bền vững

Theo đánh giá, một trong những nỗ lực hướng đến phát triển bền vững là việc yêu cầu DN công bố bộ chỉ số bền vững ESG. ESG là viết tắt của ba từ khóa chính trong tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social, and Governance). Đây là một bộ tiêu chí được sử dụng để đánh giá và đo lường hiệu suất của một DN, hoặc một tổ chức từ các khía cạnh môi trường, xã hội và quản trị. Hiện nay, xu hướng "chuyển đổi xanh" đang lan rộng và trở thành động lực mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Một DN thành công không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn phải tập trung vào các yếu tố ESG. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tiêu chuẩn ESG đã trở thành một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá hiệu suất của các tổ chức và DN, đồng thời cũng là một công cụ quan trọng để định hình và thúc đẩy các hành vi kinh doanh và đầu tư bền vững.
Hình 1: Mô hình tam giác xã hội trong phát triển bền vững
Nguồn: Rob (2018, pp.51-52)
Ở châu Á, các nước Singapore, Malaysia và Philippines đã thực hiện các biện pháp pháp lý nhằm yêu cầu các công ty niêm yết phải công bố thông tin về hiệu quả hoạt động của họ theo các tiêu chí ESG. Điều này không chỉ là một yêu cầu pháp lý, mà còn là một biện pháp khuyến khích nhằm thúc đẩy các DN áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn ESG để tạo ra giá trị bền vững cho cả công ty và cộng đồng.
Hình 2: Tổng quan về ESG - Nguồn: Hyrske, A. & ctg (2022)
Tại Việt Nam, theo đánh giá của Cục Phát triển DN, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, DN tại Việt Nam đang đối mặt với một loạt thách thức phức tạp, khi phải thích nghi với yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về phát triển xanh và bền vững từ các nhà đầu tư, đối tác, thị trường quốc tế và người tiêu dùng. Trước tình hình này, các DN tại Việt Nam, đặc biệt là những DN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc hoạt động xuất khẩu, đang phải đối mặt với áp lực gia tăng liên quan đến việc áp dụng thực hành ESG để không bị tụt lại, hoặc bị loại khỏi cuộc chơi kinh doanh. Với hy vọng thúc đẩy tăng trưởng bền vững dẫn dắt bởi khu vực kinh tế tư nhân, tăng cường lợi thế cạnh tranh cho DN và đóng góp vào việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 167/QĐ-TTg 2022 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hỗ trợ DN khu vực tư nhân kinh doanh bền vững, Cục Phát triển DN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với USAID đã công bố Sáng kiến ESG Việt Nam.
Những dẫn chứng trên cho thấy, xu hướng công bố tiêu chí ESG là tất yếu, hướng đến lợi ích chung của DN và cộng đồng. Vì vậy, việc kết hợp chính sách thuế với tiêu chuẩn ESG có thể tạo ra một hệ thống khích lệ mạnh mẽ để thúc đẩy hành vi kinh doanh và đầu tư một cách tự nguyện, từ đó góp phần vào sự phát triển toàn diện và bền vững. Trong đó, chính sách thuế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững. Bằng cách sử dụng các chính sách thuế phù hợp, Chính phủ có thể khuyến khích hành vi và hoạt động kinh doanh có lợi ích cho cả môi trường và xã hội. Tuy nhiên, việc thiết lập và thực thi các chính sách thuế hiệu quả đòi hỏi sự cân nhắc cẩn trọng để đảm bảo nguồn thu thuế, cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững.
Từ nhận định này, nhóm tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị về chính sách thuế môi trường hướng đến thúc đẩy DN tự nguyện và chủ động áp dụng công bố ESG tại Việt Nam.
Đề xuất đầu tiên và quan trọng nhất là Chính phủ cần ban hành các quy định về DN công bố ESG và các hướng dẫn cụ thể thông qua yêu cầu báo cáo về ESG đối với các công ty niêm yết. Để khuyến khích việc này thì các DN cung cấp thông tin ESG chi tiết và minh bạch có thể được hưởng các ưu đãi thuế. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên thiết lập các cơ chế thuế để khuyến khích đầu tư vào các DN và dự án tuân thủ tiêu chuẩn ESG cao.
Thứ hai, áp dụng thuế môi trường và tiêu chuẩn môi trường (E), tức là áp dụng các biện pháp thuế môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm và sử dụng tài nguyên thiên nhiên không bền vững. Theo đó, các DN tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường cao có thể được hưởng các ưu đãi thuế, trong khi các hoạt động gây ô nhiễm môi trường có thể phải chịu mức thuế cao hơn.
Thứ ba, áp dụng thuế môi trường và tiêu chuẩn xã hội (S), tức là áp dụng thuế môi trường hoặc các biện pháp thuế khác nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon. Theo đó, các DN tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội cao, như bảo vệ người lao động hay trích nộp các khoản theo lương đầy đủ và trung thực, có thể được hưởng các ưu đãi thuế.
Thứ tư, áp dụng thuế môi trường một cách công bằng và tiêu chuẩn quản trị (G), tức là thiết lập các biện pháp thuế nhằm giảm thiểu sự chênh lệch thu nhập và tăng cường công bằng xã hội. Đồng thời, khuyến khích các DN tuân thủ các tiêu chuẩn quản trị tốt, như minh bạch thông tin, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội DN, bằng cách cung cấp các khoản khuyến mãi thuế.
TS Trần Trung Kiên - Khoa Tài chính công, Đại học Kinh tế TP.HCM
TS Trần Ngọc Linh - Khoa Quản trị, Trường Đại học Cửu Long
Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng
14:22 | 28/03/2025 Diễn đàn

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử
15:26 | 19/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị
11:06 | 02/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện
09:57 | 25/11/2024 Diễn đàn

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế
09:09 | 18/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam
09:07 | 18/11/2024 Diễn đàn

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam
09:01 | 11/11/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam
08:57 | 11/11/2024 Diễn đàn

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN
08:49 | 04/11/2024 Diễn đàn

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh
08:48 | 04/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng
11:25 | 28/10/2024 Diễn đàn

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple
08:51 | 28/10/2024 Diễn đàn

Đánh giá sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ của cơ quan thuế: kết quả từ thực tiễn áp dụng tại Cục Thuế TP Hà Nội
08:21 | 21/10/2024 Diễn đàn
Tin mới

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics