Facebook Twitter youtube Tiktok

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn Thuế Trọng Tín, việc mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, người tiêu dùng mua được nhiều hàng hóa với giá rẻ hơn mà còn góp phần đưa nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng.

Đề xuất mở rộng đối tượng được giảm thuế GTGT 2% đến hết năm 2026

Chính sách tài khoá mở rộng, linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2024 Chính sách miễn, giảm và gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất: Động lực cho doanh nghiệp phục hồi, tăng trưởng Thủ tướng Chính phủ: Tăng nguồn thu, cần "cởi trói" để mở rộng sản xuất kinh doanh

Để giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT 2% từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026. Ông đánh giá như thế nào về đề xuất này?

Chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% được thực hiện trong thời gian qua đã mang lại nhiều tác động tích cực, đa chiều cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp tục thực hiện chính sách này là hết sức cần thiết.

Việc giảm thuế GTGT 2% không chỉ đơn thuần là hỗ trợ người dân, DN về tài chính mà còn thể hiện sự đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ và "khoan sức dân" của Chính phủ và Nhà nước.

Xuất phát từ bản chất thuế GTGT 2% là loại thuế gián thu, cấu thành trong giá bán của hàng hóa dịch vụ, do đó khi giảm thuế, về mặt lý thuyết giá sẽ giảm tương ứng 2%, điều đó có nghĩa là người tiêu dùng được hưởng lợi mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ với mức giá rẻ hơn.

Như vậy, tác động đầu tiên của chính sách giảm thuế sẽ giúp người dân mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn với cùng một lượng tiền, tức là cầu hàng hóa dịch vụ tăng. Giá giảm giúp cho công cụ kiểm soát giá hiệu quả cũng như giảm tỷ lệ lạm phát mà Chính phủ đang hướng tới.

Chiều ngược lại, khi người dân mua được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn, từ đó giải phóng được hàng tồn kho, cải thiện vòng quay vốn và tăng tính thanh khoản cũng như gia tăng sản lượng sản xuất, giải quyết được vấn đề việc làm và an sinh xã hội.

Quá trình này giúp cung tăng lên làm cho nền kinh tế được lưu thông, sớm được phục hồi và tăng trưởng.

Mặt khác, do thuế GTGT là tạm phải nộp khi DN mua hàng ở dạng hàng tồn kho và được khấu trừ khi bán hàng, vì vậy giảm thuế GTGT 2% sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Nói cách khác, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được tăng lên do không phải vay mượn, không phát sinh lãi vay và đặc biệt có nguồn lực tài chính để đầu tư, chi trả các khoản chi khác trong bối cảnh nguồn tài chính eo hẹp, khó tiếp cận vốn tín dụng.

Tóm lại, việc kéo dài thời gian giảm thuế đến hết năm 2026 là chính sách dài hơi giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng
Xăng, dầu thuộc hàng hóa được đề xuất giảm thuế GTGT. Ảnh: Nga Phạm

Một trong những điểm đáng chú ý trong đề xuất giảm thuế lần này đó là mở rộng đối tượng được thụ hưởng. Ở góc độ chuyên gia, theo ông đề xuất này có ý nghĩa gì trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay?

Từ các lần tư vấn thuế cho các doanh nghiệp, tôi cho rằng đề xuất này hoàn toàn phù hợp.

Thực tế, việc cụ thể hoá các nhóm hàng hoá, dịch vụ rất khó khăn, đặc biệt là đối với những trường hợp không có pháp luật chuyên ngành.

Nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác cũng gặp vướng mắc phân loại như sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất hoá chất cũng rất chung chung và khó phân loại.

Tôi gặp rất nhiều trường hợp tra cứu phụ lục của các nghị định hướng dẫn, nhưng không dám khẳng định hàng hoá, dịch vụ của mình thuộc diện thuế suất 10% hay 8%.

Tất nhiên, không phải chỉ xuất phát từ khó khăn, lúng túng trong khâu thực hiện thủ tục hành chính mà cơ bản cần mở rộng đối tượng được giảm thuế vì những tác động đa chiều của chính sách này mang lại cho nền kinh tế đã được chứng minh qua các năm. Vì thế, việc mở rộng đối tượng giảm thuế có ý nghĩa quan trọng giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng.

Chính vì vậy, ngoài các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang thực hiện, lần này, Bộ Tài chính mở rộng đối tượng hàng hoá, dịch vụ phục vụ tiêu dùng trực tiếp, nguyên liệu đầu cho sản xuất như: các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin (như máy giặt, lò vi sóng, dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan, cổng thông tin...).

Ngoài ra còn có các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (như thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại, nồi hơi...), than cốc, dầu mỏ tinh chế (như than cốc, nhiên liệu dầu và xăng, dầu mỡ bôi trơn…), sản phẩm hoá chất...

Riêng với mặt hàng xăng, dầu, mặc dù thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuộc danh mục sản phẩm khai khoáng, nhưng là yếu tố đầu vào đối với nhiều ngành sản xuất, kinh doanh và cũng là hàng hóa thiết yếu của người dân.

Khi giá xăng, dầu tăng hoặc giảm sẽ tác động mạnh và trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng và đời sống của người dân cũng như ổn định kinh tế vĩ mô, nên cũng đã được đưa vào nhóm giảm thuế.

Thực hiện nhiều chính sách giảm thuế sẽ ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước, ông nhận định về ý kiến này như nào?

Quay trở lại "lịch sử" giảm thuế GTGT 2% trong mấy năm vừa qua chúng ta sẽ thấy rõ giảm thuế sẽ hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp và đời sống người dân, kích cầu tiêu dùng, từ đó sản xuất kinh doanh tăng trưởng và đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước.

Giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Do đó, giảm thuế GTGT về lý thuyết sẽ giảm thu ngân sách, nhưng thực tiễn thời gian qua thu ngân sách nhà nước vẫn tăng và đảm bảo, do nguồn thu được bổ sung từ sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đề xuất không giảm thuế với nhóm hàng hóa, dịch vụ:

Viễn thông, kinh doanh bất động sản; hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; sản phẩm khai khoáng (trừ than), sản phẩm kim loại; sản phẩm hàng hoá và dịch vụ chịu thuế TTĐB (trừ mặt hàng xăng).

Phương án giảm thuế GTGT tại dự thảo Nghị quyết lần này có sự thay đổi nội dung so với quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 101/2023/QH15, Nghị quyết số 110/2023/QH15, Nghị quyết số 142/2024/QH15 và Nghị quyết số 174/2024/QH15.

Thúy Nga (thực hiện)

Tin liên quan

Hóa chất cơ bản thuộc đối tượng giảm thuế GTGT

Hóa chất cơ bản thuộc đối tượng giảm thuế GTGT

Trước đề nghị hướng dẫn của Công ty TNHH Serveone (Việt Nam) liên quan đến việc giảm thuế GTGT đối với mặt hàng hóa chất Rubidium nitrate theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023, Cục Hải quan đã có ý kiến trả lời.
Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ

Báo cáo từ UBND tỉnh Lạng Sơn cho thấy, quý I/2025, kinh tế toàn tỉnh được đánh giá phát triển khá toàn diện với tốc độ tăng trưởng đạt hơn 8%.
Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội, đạt những kết quả tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng bền vững, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.
Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam:  đánh giá chính sách và kiến nghị

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị

Khi thương mại điện tử (TMĐT) được nhận định là xu hướng tất yếu của các giao dịch trong nền kinh tế số thì pháp luật về TMĐT hoặc giao dịch điện tử đã được 158 quốc gia thông qua, trong đó có 79 quốc gia đang phát triển và 29 quốc gia kém phát triển nhất (UNCTAD, 2024).
Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Trong thời gian qua, sự phát triển của công nghệ đã giúp thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ngày càng mở rộng, trở thành phương thức kinh doanh phổ biến và quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức với công tác quản thuế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp lý về quản lý thuế TMĐT, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này.
Giải pháp  nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Tuân thủ thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả cơ quan thuế và người nộp thuế (NNT), bởi việc đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và tuân thủ công tác báo cáo thuế mang lại nhiều hiệu quả trong sử dụng và quản lý, như giảm thời gian làm thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí cho DN và khắc phục tình trạng làm giả mạo, tiết kiệm chi phí xã hội và nâng cao ý thức NNT. Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2017-2023 của Tổng cục Thuế bằng phương pháp thống kê, so sánh và khảo sát, để tập trung đánh giá, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp trong thời gian tới.
Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế  hộ kinh doanh ở Việt Nam

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam

Đối chiếu với kinh nghiệm của thế giới có thể thấy, thời gian qua, ngành Thuế Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin... nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh (H-CNKD). Mặc dù vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cải cách hệ thống thuế và theo đúng lộ trình chuyển đổi số nền kinh tế, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cả về thể chế và phương thức quản lý.
Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của các quốc gia trên thế giới. Vì thế, trong những thập niên vừa qua, các nước, đặc biệt là nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đều rất coi trọng việc xây dựng và thực thi kế hoạch tài chính khí hậu thông qua các chính sách tài chính công (CSTCC) nhằm tận dụng những cơ hội có lợi và giảm thiểu rủi ro, từ đó phát huy nguồn lực của toàn xã hội trong thích ứng BĐKH.
Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam

Với khoảng 5,5 triệu hộ kinh doanh (HKD) đang hoạt động trong nền kinh tế, công tác quản lý thuế nhóm đối tượng này luôn chiếm nhiều thời gian, nguồn lực của cơ quan thuế, song kết quả thu được lại chưa tương xứng. Nhằm tìm ra “kế sách” để cải thiện tình hình, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai nhiều đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với HKD. Góp phần vào nỗ lực này, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và đánh giá thực tế áp dụng tại Việt Nam, chuyên đề “Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam” của Tạp chí Thuế sẽ gợi mở, đề xuất một số giải pháp với cơ quan quản lý.
Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Cưỡng chế nợ thuế là một giải pháp quan trọng của công tác quản lý nợ thuế, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và công bằng trong thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của người nộp thuế. Tuy vậy, thời gian qua, việc thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ tại các cơ quan thuế đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Với phương châm “giảm một đồng nợ thuế là tăng thu một đồng cho NSNN để phục hồi, phát triển kinh tế”, tại dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, nhằm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thuế.
Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh

Trong những ngày gần đây, trên các diễn đàn kinh tế, nhiều chuyên gia đề xuất nên điều chỉnh mức doanh thu chịu thuế GTGT mới đối với hộ và cá nhân kinh doanh là 200 triệu đồng (thay mức hiện hành 100 triệu đồng), một số chuyên gia khác thì kiến nghị áp mức doanh thu mới lên 300 triệu đồng/năm... Để có cơ sở khoa học và tính thuyết phục cho vấn đề này, nhóm chuyên gia Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh trong thời gian tới.
Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng

(TCT online) -Khi hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh dựa trên nền tảng số được xác định là xu hướng tất yếu của nền kinh tế số thì cần thiết phải xây dựng, thiết lập hành lang pháp lý đầy đủ cho lĩnh vực này, nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trên môi trường kinh doanh. Theo hướng này, nhiều quy định tại các điều, khoản của Luật Quản lý thuế đã được cập nhật để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn công tác quản lý...
Xem thêm
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Cục Thuế cho biết, dự kiến đến hết tháng 5/2025, toàn ngành sẽ giải ngân 414,3 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 22,7%.
Giá điện tăng 4,8% mỗi kWh

Giá điện tăng 4,8% mỗi kWh

EVN thông báo giá bán lẻ điện bình quân (giá điện) tăng từ 2.103,11 đồng/kWh lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa gồm thuế GTGT), tương đương mức tăng 4,8%.
TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động

Trong bối cảnh Mỹ gia tăng thuế nhập khẩu, Việt Nam cần có chính sách thương mại linh hoạt – chủ động – chuẩn hóa, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia vừa giữ được sự ổn định trong quan hệ với cả Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc – ba đối tác chiến lược then chốt.
(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh đã được cơ quan thuế hỗ trợ và thông báo chuyển đổi và áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền nhưng không thực hiện thì được xác định là hành vi vi phạm.
Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Chi cục Hải quan khu vực III quản lý địa bàn Hải Phòng và Thái Bình, trong đó, khu vực cảng Hải Phòng là địa điểm xuất nhập khẩu sôi động nhất miền Bắc.
(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh đã được cơ quan thuế hỗ trợ và thông báo chuyển đổi và áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền nhưng không thực hiện thì được xác định là hành vi vi phạm.
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm

Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý I/2025, với cán cân thương mại ở mức khá cân bằng.
Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Số lượng chi cục hải quan ở các địa phương được giữ nguyên 20 Chi cục và điều chỉnh địa bàn quản lý để phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, đồng thời đổi tên Chi cục Hải quan khu vực, thành Hải quan khu vực.
(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Nhật Bản là đối tác thương mại truyền thống hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương đạt hàng chục tỷ USD/năm.
(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, tính đến 15/4, cả nước có 6 nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Phiên bản di động