Facebook Twitter youtube Tiktok

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Cưỡng chế nợ thuế là một giải pháp quan trọng của công tác quản lý nợ thuế, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và công bằng trong thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của người nộp thuế. Tuy vậy, thời gian qua, việc thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ tại các cơ quan thuế đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Với phương châm “giảm một đồng nợ thuế là tăng thu một đồng cho NSNN để phục hồi, phát triển kinh tế”, tại dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, nhằm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thuế.
bai 3 sua doi quy dinh ve bien phap cuong che de dam bao thu kip thoi tien no thue vao nsnn

Nỗ lực rất lớn, nhưng kết quả chưa như kỳ vọng

Thống kê của Tổng cục Thuế cho biết, trong 10 tháng của năm 2024, số thu tiền thuế nợ năm trước chuyển sang ước đạt 58.143 tỷ đồng, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2023. Theo bà Đỗ Thị Hồng Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (Tổng cục Thuế), để đạt được kết quả này, toàn ngành Thuế đã quyết liệt thực hiện các giải pháp tăng cường thu hồi nợ thuế. Cùng với việc tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về nợ thuế để nâng cao tính tuân thủ, khuyến khích người nộp thuế tự nguyện, tự giác thực hiện các quy định nộp thuế, Tổng cục Thuế đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện Quy trình quản lý nợ và Quy trình cưỡng chế nợ thuế cho công chức làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Cơ quan thuế các cấp còn tăng cường rà soát, phân loại, phân tích nguyên nhân nợ của từng đối tượng nợ để áp dụng biện pháp thu nợ phù hợp. Đồng thời, thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ, chuẩn hóa dữ liệu nợ; đẩy mạnh điện tử hóa việc ban hành thông báo nợ thuế, ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế…; tăng cường thực hiện biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người nộp thuế theo quy định, nhất là các trường hợp người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh. Đặc biệt, cơ quan thuế các cấp đã cương quyết thực hiện cưỡng chế nợ thuế (thông qua trính tiền từ tài khoản, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng...) đối với các trường hợp chây ỳ, có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bỏ trốn; cũng như phối hợp với các cơ quan báo chí đăng công khai thông tin người nộp thuế nợ thuế…

Mặc dù nỗ lực rất lớn, nhưng hiệu quả mang lại chưa như kỳ vọng khi số nợ thuế vẫn liên tục tăng. Phân tích nguyên nhân, bà Đỗ Thị Hồng Minh cho biết, Điều 125 Luật Quản lý thuế số 38 quy định, các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phải thực hiện tuần tự theo thứ tự, gồm: trích tiền từ tài khoản của người bị cưỡng chế nợ thuế tại kho bạc, ngân hàng, hoặc các tổ chức tín dụng khác; phong toả tài khoản; dừng làm thủ tục hải quan cho hàng xuất, nhập khẩu; ngừng sử dụng hoá đơn; kê biên và bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền, tài sản khác của người bị cưỡng chế nợ thuế do cơ quan/tổ chức/cá nhân nắm giữ… Tuy nhiên trên thực tế, trong 7 biện pháp cưỡng chế này, thì biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản và thu nợ qua bên thứ 3 mang lại hiệu quả chưa cao và rất khó thực thiện. Cụ thể, biện pháp kê biên tài sản thường mới chỉ dừng lại ở bước xác minh thông tin, còn biện pháp thu bên thứ 3 mới chỉ được thực hiện trong một số trường hợp do bên thứ 3 có khoản nợ đến hạn phải trả người nộp thuế. “Khi cơ quan thuế thực hiện xác minh thông tin, thì người nộp thuế và các đơn vị liên quan không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không có tài sản. Trường hợp có thông tin về tài sản, thì hầu hết tài sản của người nộp thuế lại đang được thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Cơ quan thuế không chỉ khó xác định quyền sở hữu tài sản của đối tượng nộp thuế để cưỡng chế, mà việc xác định giá trị tài sản cũng rất khó thực hiện” - bà Hồng Minh thông tin.

Chưa kể, do không có chức năng định giá, nên cơ quan thuế chỉ có thể xác định được giá trị tài sản nếu tài sản kê biên là tiền mặt (đồng Việt Nam, ngoại tệ ...), kim loại quý... Còn với tài sản là nhà xưởng, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa, thì cơ quan thuế không ước định được giá trị, nên không xác định được giá trị tài sản kê biên có tương đương với khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế và chi phí cưỡng chế hay không. Đó là chưa nói đến việc để thực hiện biện pháp này lại phụ thuộc rất nhiều vào các đơn vị liên quan. Bản thân cơ quan thuế cũng cần phải có kho bãi, nhân lực để cất giữ, bảo quản số tài sản (máy móc, thiết bị, hàng hóa) kê biên trước khi đem ra đấu giá, xử lý hao hụt, mất mát, hư hỏng. Do vậy, việc thực hiện biện pháp này rất phức tạp và mất nhiều thời gian, công sức và chi phí.

Bên cạnh đó, các quy định mang tính chất định tính như “một số biện pháp”, “không hiệu quả”, khiến cơ quan thuế rất khó xác định và thực hiện. Quy định hiện hành cũng chưa có nguyên tắc đối với người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì có thể lựa chọn áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế phù hợp trong 7 biện pháp cưỡng chế để kịp thời thu tiền nợ thuế cho NSNN.

Từ thực tế các khó khăn vướng mắc này, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải quy định rõ hơn về việc cơ quan thuế phải có đầy đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện biện pháp kê biên tài sản và thu bên thứ 3 để tránh lãng phí thời gian, nguồn lực và chi phí cưỡng chế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thu nợ thuế.

Theo ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Ban chấp hành Hội Tư vấn thuế Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, công tác quản lý nợ thuế thời gian qua đã được cải thiện đáng kể qua số thu hồi nợ cho ngân sách, tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rõ một số hạn chế. Điểm then chốt khiến công tác quản lý nợ thuế chưa đạt hiệu quả cao xuất phát từ cơ chế chính sách về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế còn rườm rà, phức tạp, chưa linh động và chưa thực sự phù hợp. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi Luật Quản lý thuế về nội dung này. “Thực tế hiện nay, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản và biện pháp thu bên thứ 3 rất khó thực hiện và không có hiệu quả. Bởi lẽ, muốn thực hiện được các biện pháp này cần phải xác minh không chỉ thông tin của người nộp thuế mà còn là các thông tin về tài sản, chủ nợ, các khoản nợ khá phức tạp, sau đó mới có cơ sở để thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều tài sản của người nộp thuế được đảm bảo, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng hoặc bên thứ 3. Theo quy định tại Điều 297 và Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 về thứ tự ưu tiên thanh toán thuộc về bên nhận đảm bảo, tức là nghĩa vụ thuế không được ưu tiên thanh toán trong trường hợp này. Ngoài ra, các tài sản của người nộp thuế có thể liên quan đến bên thứ 3 là đồng sở hữu nên việc giải quyết thu hồi nợ thuế phải đảm bảo quyền của các chủ thể này dẫn đến việc thu hồi nợ thuế kém hiệu quả” - ông Được dẫn chứng.

Cũng theo ông Được, các chi phí thu thuế để thực hiện các biện pháp nêu trên là khá cao do phải tổ chức các bước gây mất thời gian, cũng như cần phải có kho bãi, điều kiện quản lý, định giá, thanh lý, nhượng bán, đấu giá tài sản khá phức tạp, trong khi số thu về đôi khi lại không tương xứng. “Tôi cho rằng, cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nhằm đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với thực tiễn, từ đó đem lại hiệu quả, hiệu lực cho công tác quản lý thu hồi nợ thuế” - ông Được nhấn mạnh.

Giải pháp nâng cao hiệu quả cưỡng chế thu nợ thuế

Để tháo gỡ các vướng mắc này, tại dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 125 theo hướng cơ quan thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế. Trường hợp có đầy đủ thông tin, điều kiện thì áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản và thu bên thứ 3. Trường hợp người nợ thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn, thì áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu kịp thời tiền thuế nợ vào NSNN. Cụ thể, tại Khoản 9, Điều 6 dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi bổ sung Điểm b, Điểm c và Điểm d vào Khoản 3 Điều 125 Luật hiện hành theo hướng “Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các Điểm d, đ, e và g Khoản 1 Điều này, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau; biện pháp cưỡng chế quy định tại các Điểm đ, e Khoản 1 Điều này (tức là kê biên tài sản, thu của bên thứ 3) được áp dụng khi cơ quan quản lý thuế có đầy đủ thông tin, điều kiện để thực hiện cưỡng chế. Trường hợp quyết định cưỡng chế chưa hết hiệu lực mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế khác quy định tại Khoản 1 Điều này thì có thể đồng thời thực hiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Trường hợp người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế phù hợp để đảm bảo thu kịp thời tiền thuế nợ vào NSNN”.

Theo bà Đỗ Thị Hồng Minh, những nội dung đề xuất này khắc phục được những khó khăn, bất cập trong thực tế triển khai thực hiện các biện pháp cưỡng chế, nâng cao hiệu quả của công tác cưỡng chế thu hồi nợ thuế. Đồng thời, tăng tính linh hoạt nhưng vẫn ưu tiên biện pháp thu được tiền mặt về cho NSNN.

Trong phiên thảo luận tại Tổ về Dự án 1 luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính theo chương trình Kỳ họp thứ 8 diễn ra ngày 29/10/2024, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân (Bắc Ninh) nhất trí với quy định như dự thảo. Theo Đại biểu, việc quy định rõ cơ quan quản lý thuế phải có đầy đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu bên thứ 3 và kê biên tài sản để tránh lãng phí thời gian, nguồn lực, kinh phí và nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thu nợ thuế. Việc quy định cơ quan thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế như kê biên tài sản, thu bên thứ 3 và ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế phù hợp sẽ đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN; tránh lãng phí thời gian, nguồn lực và chi phí cho cưỡng chế; đồng thời nâng cao hiệu quả cưỡng chế thu nợ thuế, khắc phục được những bất cập, khó khăn hiện nay.

Phân tích thêm ở góc độ DN, ông Nguyễn Văn Được cho rằng, việc bổ sung quy định cơ quan thuế được quyền linh hoạt áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nếu phát hiện người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn là hợp lý để đảm bảo tránh thất thu ngân sách. Tuy nhiên, Luật cũng cần dự liệu và bổ sung thêm các biện pháp cưỡng chế, như việc phong tỏa tài khoản cần được gửi đến tất cả các tổ chức tín dụng thay vì chỉ gửi đến các tổ chức tín dụng mà người nộp thuế khai báo như hiện nay... Mặt khác, cần xem xét bổ sung các trường hợp được gia hạn nộp nợ thuế để giải quyết các trường hợp thực sự khó khăn trong ngắn hạn, tạo điều kiện, động lực cho người nộp thuế có cơ hội phục hồi hoạt động, đảm bảo hoàn thành được nghĩa vụ thuế và duy trì nguồn thu ngân sách trong dài hạn.

Đảm bảo bình đẳng trong thực thi các biện pháp quản lý nợ thuế
Luật Quản lý thuế hiện hành quy định người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Tuy nhiên, trong khi Khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý thuế quy định người nộp thuế bao gồm cả tổ chức và cá nhân, thì Khoản 7 Điều 124 Luật này lại quy định chỉ cá nhân là người đại diện theo pháp luật của DN bị tạm hoãn xuất cảnh nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế, là chưa phù hợp và thiếu công bằng. Bởi việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh cần được thực hiện đối với tất cả các chủ thể vi phạm, bao gồm cả cá nhân người nộp thuế và các cá nhân khác là đại diện theo pháp luật của tổ chức nộp thuế (chủ hộ kinh doanh, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của DN, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân kinh doanh).
Để khắc phục bất cập này, tại dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 66 về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh và bãi bỏ Khoản 7 Điều 124 nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật đối xử công bằng, bình đẳng đối với tất cả người nộp thuế mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với NSNN, qua đó tăng tính tuân thủ pháp luật thuế, nâng cao hiệu quả thu nợ thuế.

Thúy Nga

Tin liên quan

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN, trong đó có nội dung đáng chú ý là miễn thuế TNDN trong 2 năm liên tục đối với doanh nghiệp thành lập mới từ hộ kinh doanh (bao gồm cả cá nhân kinh doanh). Ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Kế toán thuế Keytas cho rằng, đây được xem là một chính sách ưu đãi trực tiếp, tạo động lực để hộ kinh doanh mạnh dạn chuyển đổi mô hình hoạt động, làm quen dần với chế độ kế toán và nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật.
Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cải cách, hiện đại hóa ngành thuế, Bộ Tài chính và Cục Thuế đã và đang tích cực triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền – một giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh, góp phần xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số.
Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Việc trao quyền cho Bộ Tài chính phê duyệt hồ sơ cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (APA) theo Nghị định số 122/2025/NĐ-CP (Nghị định 122) không chỉ thay đổi về mặt quy trình, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong đàm phán thuế quốc tế, tiến tới phê duyệt và ký kết hồ sơ APA.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Từ ngày 23–25/6/2025, Hội nghị Thế giới về kiểm soát thuốc lá được tổ chức tại Dublin (Ireland) với sự tham dự của đại diện chính phủ, các tổ chức quốc tế, nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ nhiều quốc gia. Tại sự kiện, đại diện Việt Nam đã chia sẻ những bước tiến nổi bật trong thiết lập và vận hành cơ chế tài chính bền vững phục vụ công tác phòng, chống tác hại thuốc lá.
Quản lý thuế hộ kinh doanh: Có thể phân loại theo quy mô, địa điểm kinh doanh

Quản lý thuế hộ kinh doanh: Có thể phân loại theo quy mô, địa điểm kinh doanh

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Quản lý thuế (thay thế) với nhiều đề xuất đổi mới trong phương pháp quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Đáng chú ý, đề xuất phân loại lại nhóm hộ, cá nhân kinh doanh theo quy mô để xác định phương thức quản lý phù hợp với các luật thuế, cũng như định hướng phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam gia nhập nhóm 110 nước áp thuế với sản phẩm có hại sức khỏe

Việt Nam gia nhập nhóm 110 nước áp thuế với sản phẩm có hại sức khỏe

Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO), TS Angela Pratt đã nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc truyền thông chính sách thuế vì sức khỏe cộng đồng.
Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tăng trưởng hai con số

Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tăng trưởng hai con số

Việc Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới. Dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại Việt Nam kiến tạo những bước thuận lợi đầu tiên, được đánh giá là công cụ chiến lược góp phần đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng hai con số từ năm 2026-2045.
Bài 2: Từ 1/7/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ tiền thuế từ 15 tỷ đồng trở lên

Bài 2: Từ 1/7/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ tiền thuế từ 15 tỷ đồng trở lên

Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thẩm quyền quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 85 của Luật Quản lý Thuế có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15 tỷ đồng trở lên. Luật sư Phan Hoài Nam, Tổng Giám đốc Hãng Tư vấn W&A, cho biết, đây là một thay đổi có ý nghĩa đáng kể trong cơ chế phân quyền, thể hiện bước chuyển mạnh mẽ từ quản lý tập trung sang mô hình hành chính phân quyền có kiểm soát trong lĩnh vực thuế.
Tăng thuế thuốc lá không phải là sự lựa chọn mà là đòi hỏi cấp thiết

Tăng thuế thuốc lá không phải là sự lựa chọn mà là đòi hỏi cấp thiết

Tăng thuế không chỉ là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng bệnh tật, mà còn giúp tăng nguồn thu cho ngân sách, qua đó tái đầu tư vào các ưu tiên phát triển của đất nước. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hướng tới phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, tăng thuế thuốc lá không phải là lựa chọn - mà là một đòi hỏi cấp thiết.
Cần sớm áp thuế đối với đồ uống có đường

Cần sớm áp thuế đối với đồ uống có đường

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế Tài chính về vai trò của chính sách thuế trong việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Qua đó, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Bài 1: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Bài 1: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định quy định về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, quản lý thuế. Dự thảo nghị định đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về triển khai Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và kịp thời đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đối với một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách trong lĩnh vực thuế, quản lý thuế.
Hộ kinh doanh “chạy nước rút” trước thời điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực

Hộ kinh doanh “chạy nước rút” trước thời điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực

Đến thời điểm này, các hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm đang gấp rút tìm kiếm giải pháp công nghệ phù hợp cho việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Để hỗ trợ các hộ kinh doanh dễ dàng vận hành và tuân thủ đầy đủ yêu cầu pháp lý của quy định mới, VNPT cung cấp bộ giải pháp quản lý bán hàng “3 trong 1”, hỗ trợ toàn diện từ khâu bán hàng – phát hành hóa đơn – kế toán tài chính.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Để đáp ứng chuyển đổi số và bộ máy mới theo chính quyền 2 cấp, ngành thuế đã tích cực nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế.
Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Luật số 90/2025/QH15 được Quốc hội thông qua đánh dấu bước ngoặt chính sách khi hàng loạt ưu đãi về thuế và hải quan được thiết kế riêng cho DN công nghệ cao.
(Infographics): Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2025

(Infographics): Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng tích cực, với hơn 91.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Đây được xem là một chính sách ưu đãi trực tiếp, tạo động lực để hộ kinh doanh mạnh dạn chuyển đổi mô hình hoạt động.
Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng

Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng

Theo Thuế tỉnh Hưng Yên, Công ty cổ phần ô tô An Thái Coneco bị cưỡng chế với số tiền hơn 9,4 tỷ đồng.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
Phiên bản di động